Carbon được tìm thấy trong thiên hà sơ khai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra sự hiện diện của carbon trong một thiên hà hình thành chỉ 350 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn. Phát hiện mang tính bước ngoặt này cho thấy các điều kiện cần thiết cho sự sống có thể đã xuất hiện từ những giai đoạn đầu tiên của vũ trụ.
Carbon được tìm thấy trong thiên hà sơ khai. Ảnh: ESA/PA
Carbon được tìm thấy trong thiên hà sơ khai. Ảnh: ESA/PA

Dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng không gian của James Webb cho thấy một lượng carbon khổng lồ đã được giải phóng từ thế hệ sao đầu tiên khi chúng kết thúc vòng đời. Carbon đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành các hành tinh và là thành phần cơ bản của sự sống.

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng sự xuất hiện của carbon diễn ra muộn hơn nhiều trong lịch sử vũ trụ. Việc phát hiện carbon trong thiên hà xa xôi này cho thấy sự sống có thể đã nhen nhóm từ rất sớm, ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên của vũ trụ.

Vũ trụ ban đầu chủ yếu được cấu tạo từ hydro, heli và một lượng nhỏ lithium. Các nguyên tố khác, bao gồm cả những nguyên tố tạo nên Trái đất và con người, được hình thành bên trong các ngôi sao và sau đó được giải phóng ra ngoài trong các vụ nổ siêu tân tinh. Qua mỗi thế hệ sao mới, vũ trụ dần được bồi đắp bởi các nguyên tố nặng hơn, tạo điều kiện cho sự hình thành các hành tinh đá và sự xuất hiện của sự sống.

Carbon được tìm thấy trong thiên hà sơ khai ảnh 1

Bốn bức ảnh tuyệt đẹp về không gian. Ảnh: NASA

Carbon đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Nó kết hợp thành những hạt bụi trong đĩa quay quanh các ngôi sao, dần dần hình thành các "quả cầu tuyết", tiền thân của các hành tinh đầu tiên. Trước đây, các nhà khoa học dự đoán rằng quá trình bồi đắp carbon diễn ra khoảng 1 tỷ năm sau Vụ Nổ Lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất đã đẩy mốc thời gian này lên sớm hơn nhiều, chỉ 350 triệu năm sau Vụ Nổ Lớn, cho thấy carbon đã được giải phóng với số lượng lớn từ các siêu tân tinh của thế hệ sao đầu tiên.

Điều này không thay đổi ước tính về thời điểm sự sống xuất hiện trên Trái đất (khoảng 3,7 tỷ năm trước), nhưng nó hé lộ một số điều kiện cần thiết cho sự sống có thể đã hiện diện ở những nơi khác trong vũ trụ sớm hơn nhiều so với dự kiến.

Theo The Guardian
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
Quản chứ không cấm dạy thêm, học thêm
(Ngày Nay) - Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư có hiệu lực từ 14/2/2025, với rất nhiều điểm mới so với quy định hiện hành tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT.
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Niềm tin vào kỷ nguyên mới từ nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ
(Ngày Nay) - Đánh giá về Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, Nghị quyết đặt ra những yêu cầu rất quyết liệt trong việc tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, cũng như đưa giải pháp mạnh mẽ nhằm giải phóng sức sáng tạo của các nhà khoa học và người dân.
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
Trung Quốc tạm dừng nhập sầu riêng Thái Lan
(Ngày Nay) - Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan cho biết xuất khẩu sầu riêng của nước này sang thị trường Trung Quốc đang gặp trở ngại do một vấn đề mới phát sinh trong quá trình kiểm tra hải quan.