1. Mật ong
Mật ong có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cũng như các tác nhân tiêu diệt vi sinh vật khá cao. Vì vậy, mật ong có khả năng cắt các cơn ho cứng đầu và làm dịu cổ họng cho bé. Ngoài ra, mật ong thiên nhiên còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giảm tần suất và triệu chứng ho đêm “khó chịu” ở trẻ.
2. Củ gừng
Củ gừng giúp làm dịu cơn ho, đặc biệt là các cơn ho do cảm nước, cảm nắng gây ra. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng như một loại siro trị ho, góp phần giảm và tống chất nhầy từ phổi ra ngoài.
Đơn giản chỉ cần cắt gừng thành lát mỏng để ngậm hoặc pha loãng nước cốt gừng cho trẻ uống.
3. Trà vỏ quýt
Vỏ quýt là một trong những nguyên liệu rất giàu Vitamin C. Trà vỏ quýt có vị hơi the, có tác dụng làm khô chất nhầy, giảm ho và thông cổ họng.
Nghiền nhỏ 4 miếng vỏ quýt khô, sau đó cho vào một tách trà nóng, đậy tách lại trong 10 phút. Lọc bỏ bã trà và phần vỏ quýt, có thể thêm một chút đường phèn cho dễ uống.
4. Nghệ tươi
Cho khoảng 6g đường phèn vào nước nghệ tươi đã lọc bỏ bã, rồi hấp cách thủy khoảng 10 phút. Mỗi lần cho trẻ dùng 1/2 thìa cà phê, mỗi ngày uống 3 lần cho đến khi trẻ hết ho.
5. Lá húng chanh
Thành phần chủ yếu của lá húng chanh là carvacrol giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, nên vô cùng hiệu quả trong việc chữa ho, viêm họng, cảm cúm, sốt...
Rửa sạch và xây nhuyễn lá húng chanh. Sau đó, cho thêm một lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy trong khoảng 20 phút. Cho bé uống đều đặn 1-2 lần/ ngày đến khi hết ho.
6. Đường phèn chưng quất (tắc)
Quả quất là loại quả có tính ấm, vị chua ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt cho hệ tiêu hóa, an thần. Đặc biệt là long đờm và trị ho.
Lấy 2 quả quất rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa sạch với nước, để ráo và cắt quất thành từng lát mỏng. Thêm 5 thìa cà phê đường phèn, 1 thìa cà phê mật ong và hấp cách thủy (lửa liu riu) trong 30 phút.
Tổng hợp