Chấn chỉnh tình trạng trục lợi trong mua sắm sinh phẩm xét nghiệm COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, cố gắng giảm thiệt hại tối đa cho nền kinh tế và đảm bảo an toàn, sức khoẻ, tính mạng cho nhân dân, vẫn còn có hiện tượng những người có thẩm quyền hành xử vô trách nhiệm, thậm chí trục lợi từ dịch bệnh, gây thất thoát ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hoá phục vụ phòng chống dịch.
Chấn chỉnh tình trạng trục lợi trong mua sắm sinh phẩm xét nghiệm COVID-19

Sáng 14-9 tại phiên họp thứ ba Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định tầm quan trọng của việc tập trung mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch, nhưng sử dụng phải tiết kiệm, đúng mục tiêu, kể cả nguồn lực nhà nước và các nguồn lực xã hội huy động được.

Không phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh điều này, bởi gần đây trong dư luận đang dấy lên nhiều dấu hỏi trước việc chi tiêu vô tội vạ cho việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm ở một số đầu mối, dù có những phương án tiết kiệm, hiệu quả hơn nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay, giá công bố các loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên tìm COVID-19 đang được lưu hành tại Việt Nam phổ biến ở mức 116.000 đồng – 200.000 đồng/1 test. Giá thực hiện xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tối đa là 238.000 đồng/mẫu theo quy định của Bộ Y tế.

Tương tự, Bộ Y tế cũng đã cấp phép lưu hành cho gần 30 sản phẩm xét nghiệm RT-PCR cả trong nước và nhập khẩu, với giá công bố giao động từ 280.000 đồng – 600.000 đồng/1 test.

Theo hướng dẫn mới nhất về mức giá thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR, mức giá tối đa là 734.000 đồng/1 lần xét nghiệm. Hầu hết các địa phương và các cơ sở y tế đều đang áp dụng các mức giá này.

Để khắc phục tình trạng bát nháo, chất lượng không đồng đều giữa các loại xét nghiệm trên thị trường (trong đó có nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc nhưng đội lốt thương hiệu châu Âu), đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí và sẵn sàng về cơ số vật tư, sinh phẩm xét nghiệm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã tổ chức lấy ý kiến và tổng hợp nhu cầu dự kiến đến hết năm 2021 từ các địa phương trên toàn quốc. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã nhiều lần tổ chức họp trực tuyến và mời các nhà sản xuất uy tín trên thế giới trực tiếp báo giá ưu đãi cho Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã gửi văn bản mời các nhà cung cấp có sản phẩm test nhanh kháng nguyên và RT-PCR được cấp phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước) gửi báo giá kèm theo điều kiện thanh toán và số lượng tối đa có thể cung cấp, và đã tổng hợp được số liệu từ ngày 13/09/2021.

Tiếp nhận thông tin này, nhằm chủ động hỗ trợ đất nước, một số doanh nghiệp lớn, uy tín trong nước đã tiếp tục đàm phán, mua sẵn lượng lớn sinh phẩm xét nghiệm với giá thấp nhất để hỗ trợ các địa phương trên tinh thần phi lợi nhuận. Tới nay, ít nhất đã có 2 tập đoàn trong nước đàm phán và mua sẵn được một lượng lớn sinh phẩm xét nghiệm chất lượng cao (lên tới hàng chục triệu đơn vị), toàn bộ là từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới với mức giá tốt hơn rất nhiều so với mặt bằng giá tại thị trường Việt Nam.

Ví dụ, sau khi đã tặng hàng chục triệu bộ kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên và RT-PCR cho các địa phương, một trong hai tập đoàn nói trên hiện đang có sẵn trong kho một số lượng lớn sinh phẩm có thể đáp ứng đủ ngay cho nhu cầu trước mắt của cả nước với mức giá ưu đãi đã được tập đoàn trợ giá chỉ còn chưa tới 50.000 đồng /1 test nhanh kháng nguyên và dưới 100.000 đồng /1 bộ sinh phẩm xét nghiệm RT-PCR. Rõ ràng, so với số tiền mà các đơn vị đang phải chi trả trong các chương trình mua sắm gần đây, đây là mức giá giúp tiết kiệm được số tiền cực lớn, chưa kể đến lợi ích không thể chối cãi của việc có sẵn sinh phẩm xét nghiệm để phục vụ nhu cầu cấp bách.

Căn cứ trên tình hình thực tế và tiềm năng tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng cho nguồn lực chống dịch của toàn xã hội (chỉ tính tới hết năm 2021), thông tin này cần được các cơ quan có thẩm quyền thông báo rộng rãi tới các địa phương, nhất là các địa phương đang có dịch, để triển khai theo hướng có lợi nhất cho mục tiêu chống dịch chung, tiết kiệm từng đồng trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay của đất nước.

Chấn chỉnh tình trạng trục lợi trong mua sắm sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 ảnh 1

Nhiều địa phương còn thờ ơ, né trách nhiệm, không tiết kiệm nguồn lực và chủ động tìm kiếm, tạo điều kiện cho các nguồn lực xã hội hoá tham gia công tác chống dịch.

Trước đó, dù một số địa phương có dịch đã biết khá rõ việc này, song tới nay nhiều nơi vẫn không hề có động thái “tiết kiệm” cho nguồn lực địa phương của mình. Ngay cả ở các nơi đang là điểm nóng về dịch bệnh, các Sở Y tế vẫn chưa hề có chiến lược mua sắm tập trung với mục tiêu vừa sẵn sàng về vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, vừa tiết kiệm chi phí ở mức tốt nhất. Trước đây việc này có thể giải thích là do giá vật tư, sinh phẩm còn ở mức cao, chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng ngay cả hiện nay khi đã có sự hỗ trợ tối đa về nguồn lực xã hội và sự chung tay không vụ lợi của doanh nghiệp mà vẫn thụ động, thờ ơ, né tránh trách nhiệm…

Dư luận hoàn toàn có quyền đặt câu hỏi phải chăng có gì khuất tất, xung đột lợi ích khiến những người có trách nhiệm tham mưu và có quyền quyết định lại hành xử bất lợi như vậy cho nguồn lực của nhà nước, của nhân dân? Bên cạnh đó, việc thụ động có thể dẫn tới tình trạng thiếu thốn vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm như đã từng xảy ra, có thể sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường không những về kinh tế mà còn cả sức khoẻ, tính mạng của nhân dân.

Đợt cao điểm phòng chống dịch COVID-19 lần thứ 4 tại nước ta đang có một số tín hiệu khả quan. Nhờ cách tiếp cận đúng hướng trong xét nghiệm tầm soát, bao phủ vắc-xin và chiến lược lấy xã, phường, thị trấn làm pháo đài chống dịch, các điểm nóng trên toàn quốc đã dần kiểm soát được tình hình, từng bước phấn đấu đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Góp phần không nhỏ vào thành công bước đầu này là việc mở rộng quy mô, phạm vi, đối tượng xét nghiệm tầm soát nhằm vét sạch F0 để cách ly điều trị, từng bước loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh khỏi cộng đồng, cho thấy đây là chủ trương đúng đắn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, trước mắt vẫn còn chồng chất khó khăn, một phần do nhiều địa phương, đơn vị, ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp dưới còn chưa sâu sát, quyết liệt và vẫn còn hiện tượng trục lợi từ dịch bệnh, gây thất thoát ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hoá phục vụ phòng chống dịch. Điều này cần sớm được chấn chỉnh và xử lý nghiêm.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.