Chi trả hơn 2.500 tỷ đồng tiền khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên mỗi năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo thống kê, trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 3 triệu học sinh, sinh viên sử dụng thẻ bảo hiểm y tế với khoảng 6,1 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tổng chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của nhóm học sinh, sinh viên bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Năm học 2022-2023, có hơn 97% tổng số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế. Kết quả này đồng nghĩa với việc có trên 18,8 triệu học sinh, sinh viên được đảm bảo và thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định. Trong đó, nếu không may ốm đau, tai nạn… các em sẽ được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán với số tiền khám, chữa bệnh không giới hạn trong phạm vi, mức hưởng.

Thực tế đã có rất nhiều trường hợp là học sinh, sinh viên mắc các bệnh nan y, mạn tính phải qua các đợt điều trị, dài ngày như: chạy thận nhân tạo, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch… đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Nhờ đó, giúp gia đình các em giảm bớt gánh nặng tài chính cũng như các em sẽ có thêm động lực, yên tâm điều trị bệnh để sớm được quay trở lại học tập.

Thống kê cho thấy, năm 2022, cả nước có khoảng 3,5 triệu học sinh, sinh viên khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với gần 7,4 triệu lượt khám, chữa bệnh, số tiền được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 3.142 tỷ đồng. Tương tự, 8 tháng năm 2023, số học sinh, sinh viên khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khoảng 2,7 triệu với số lượt khám là 5,2 triệu, số tiền được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 2.174 tỷ đồng.

Trong năm 2022 và 8 tháng năm 2023, nhiều trường hợp học sinh, sinh viên đi khám, chữa bệnh đã được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị lớn. Trong đó, mức chi phí từ 100 – 200 triệu đồng có 1.435 em/15.620 lượt khám, chữa bệnh, tổng chi từ Quỹ bảo hiểm y tế là 194,4 tỷ đồng. Mức chi phí từ 200 - 500 triệu đồng có 568 em/6.489 lượt khám, chữa bệnh, tổng chi từ Quỹ bảo hiểm y tế là 165,5 tỷ đồng. Chi phí từ trên 500 triệu đồng có 66 em/817 lượt khám, chữa bệnh, Quỹ bảo hiểm y tế chi trả là 43 tỷ đồng.

Người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao nhất là 1,07 tỷ đồng (trong năm 2022), có mã thẻ HS4797937XXXXXX (sinh năm 2006, ở phường Tân Quý, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh); chẩn đoán bệnh chính là "bệnh của hốc mắt, viêm cơ tim cấp, di chứng tổn thương nội sọ”.

Người bệnh được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả cao thứ hai là 1,04 tỷ đồng (trong năm 2022), có mã thẻ HS4828222XXXXXX (sinh năm 2008, ở xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang); chẩn đoán bệnh chính là "thiếu yếu tố VIII di truyền, sốt xuất huyết nặng”.

Một trường hợp khác, cũng được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả 1,04 tỷ đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 0,66 tỷ đồng, 8 tháng năm 2023 được chi trả 0,38 tỷ đồng) có mã thẻ HS4013520XXXXXX (sinh năm 2014, ở phố Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội); chẩn đoán bệnh chính là "gan xơ hóa, viêm đường mật, teo đường mật…”.

Bệnh nhân có mã thẻ HS4010123XXXXXX (sinh năm 2007, địa chỉ phường Gia Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội), chẩn đoán bệnh chính là "nhiễm khuẩn huyết não mô cầu không đặc hiệu, viêm gan virus cấp khác, suy tủy xương vô căn… ”, cũng được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả 920 triệu đồng (trong đó năm 2022 được chi trả 690 triệu đồng, 8 tháng năm 2023 được chi trả 230 triệu đồng).

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.