Các quốc gia đã thể hiện sự đoàn kết trong những tình huống khẩn cấp về sức khỏe, các mối quan hệ hợp tác được tăng cường nhằm xây dựng một tương lai tốt hơn. Nhưng khi bắt đầu dần ổn định hơn, các quốc gia có xu hướng quên đi những bài học đã qua để “trở lại bình thường”, sự bình thường cũ, không còn coi trọng những kinh nghiệm ứng xử với môi trường, kinh tế, sức khỏe cộng đồng và xã hội.
UNESCO đang phát động một chiến dịch toàn cầu nhằm thay đổi nhận thức về khái niệm “bình thường”. Thông qua phim tài liệu “2 phút 20 giây”, UNESCO đã trình bày thông tin thực tế về thế giới trước và trong đại dịch một cách đơn giản. Những sự thật này kích thích người xem suy đi nghĩ lại về những gì được xem là bình thường, cho thấy rằng chúng ta đã chung sống với những điều không thể chấp nhận được quá lâu. Sự bình thường cũ không còn được chấp nhận. Đã đến lúc phải thay đổi.
Là cơ quan trí tuệ của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) tin rằng nhu cầu thay đổi lâu dài phải hiện diện trong trái tim và tâm trí của mọi người ở khắp mọi nơi trước khi nó trở thành hiện thực.
Chiến dịch này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của UNESCO để phản ánh thế giới sắp tới, thông qua một sáng kiến có tên “Diễn đàn UNESCO”, nơi tập hợp các nhà tư tưởng nổi bật với hàng loạt các cuộc tranh luận về tương lai của văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa, mạng lưới kiến thức tương lai, cũng như chương trình giáo dục tương lai và các khuyến nghị toàn cầu về khoa học mở, đạo đức của trí tuệ nhân tạo. Đây là những vấn đề lớn mà UNESCO đã thai nghén từ lâu trước cả khi đại dịch xuất hiện.