“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 2: Mua lúc “tóc xanh”, “bạc đầu” đi đòi đất?!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đây là lần thứ “n” chú Cun (74 tuổi), cô Tâm (68 tuổi), cô Liên (57 tuổi) và người thân cô Oanh (66 tuổi, cùng ở TP.HCM) đại diện rất nhiều cô chú khác đội đơn đến các cơ quan chức năng, toà soạn báo cầu cứu.

Hơn hai thập niên trước, mỗi người mỗi cảnh mang tiền của đi mua đất nền tại KĐT An Phú An Khánh với hy vọng có nơi an cư lạc nghiệp. Giờ đây khi mái đầu đã bạc, đáng ra các cô các chú đang an hưởng tuổi già, vui đùa cùng con cháu nhưng trớ trêu thay lại phải nhọc lòng gõ cửa khắp nơi cầu cứu đòi lại đất nền lẽ ra là quyền lợi đã được nhận từ lâu!

“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 2: Mua lúc “tóc xanh”, “bạc đầu” đi đòi đất?! ảnh 1

Người dân chỉ vị trí các nền đất theo bản đồ quy hoạch Khu đô thị An Phú An Khánh.

Vợ chồng công chức 20 năm chưa có đất

Trao đổi với Phóng viên Ngày Nay, bà Võ Thị Liên (57 tuổi) lấy ra xấp tài liệu thuật lại, vào tháng 12/1998, chồng bà là ông Trần Công Thành (60 tuổi) khi đó 38 tuổi vì tin tưởng vào uy tín của Công ty HDTC và pháp lý dự án đã ký hợp đồng số 192/HĐAPAK mua bán nền đất số 780, rộng 100m2 tại đường số 7B, Khu A, KĐT An Phú An Khánh với Công ty HDTC - người đại diện ký khi đó là ông Trần Ngọc Phương, Giám đốc và bà Lý Kim Vân, Kế toán trưởng.

Tổng giá trị lô đất là 237 triệu đồng (tương đương 2,2 triệu đồng/m2 và 8% hệ số tăng theo vị trí) chia làm 3 đợt thanh toán. Cụ thể, đợt một là 50% tương đương với số tiền hơn 118 triệu đồng trong vòng 7 ngày sau khi ký hợp đồng, đợt hai là 30% tương đương hơn 71 triệu đồng trong vòng 7 ngày kể từ khi san nền, đợt ba là 20% tương đương hơn 47 triệu đồng khi Công ty HDTC giao nền và giấy phép xây dựng.

Hai năm sau (tức năm 2000), hai bên tiếp tục ký phụ lục hợp đồng số 192B/PLHĐKD thoả thuận đổi sang nền mới số 624 đường số 1, Khu B. Lúc này, giá trị lô đất có sự thay đổi giảm xuống còn 225 triệu đồng (vì hệ số vị trí bằng 0%). Phụ lục nêu rõ: “Các điều khoản khác trong hợp đồng chính số 192/HĐAPAK không thay đổi”. Tính đến tháng 3/2003, ông Thành đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hai đợt 80% với số tiền là 180 triệu đồng, 20% còn lại tương ứng 45 triệu đồng sẽ thanh toán khi Chủ đầu tư hoàn thành thi công hạ tầng.

Đến năm 2011, Công ty HDTC thông báo đến ông Trần Công Thành rằng, đang tiến hành thủ tục xin tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đề nghị cung cấp hợp đồng, phụ lục hợp đồng, phiếu thu cùng giấy tờ tuỳ thân, sổ hộ khẩu... để Công ty hoàn tất việc tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.

“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 2: Mua lúc “tóc xanh”, “bạc đầu” đi đòi đất?! ảnh 2

Nền đất nhà ông Thành, bà Liên hiện là một bãi đất trống, cây cối um tùm nên Công ty HDTC chưa bàn giao.

Những tưởng sau nhiều năm chờ đợi sẽ được nhận nền đất nhưng trớ trêu thay: “Chúng tôi đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu vào tháng 9/2011 nhưng đến nay Công ty vẫn chưa thực hiện như cam kết. Chúng tôi nhiều lần đề nghị Công ty HDTC bàn giao nền đất nhưng bất thành...”, bà Võ Thị Liên nói và uất ức:

“...Hai vợ chồng tôi đều là công chức nhà nước. Chúng tôi tự lực cánh sinh dùng tất cả vốn liếng tích góp nhiều năm cùng với số tiền vay mượn mới mua được nền đất nêu trên để xây nhà ở.... Tôi không thể ngờ rằng mình mua đất của doanh nghiệp nhà nước mà phải mỏi mòn chờ hơn 20 năm vẫn chưa được nhận nền và nay có nguy cơ mất trắng. Gia đình chúng tôi đã chịu quá nhiều thiệt thòi, mất mát... Nền đất là tài sản hợp pháp, là mồ hôi xương máu của cả gia đình chúng tôi”.

Đóng đủ 100% tiền vẫn không có đất

Một cây vàng những năm 2000 có giá khoảng 7 triệu đồng. Một nền đất 100m2 giá 270 triệu đồng tương đương 38,5 cây vàng, có người đóng đủ 100% giá trị, vài người đóng từ 50-95%. Trong khi mức lương cơ sở những năm này chỉ khoảng 200.000 đồng/tháng.

Gặp chúng tôi tại vị trí nền đất số 1126, đường số 3 (nay là đường Vũ Tông Phan), Khu A, rộng 100m2, ông Hà Văn Cun (74 tuổi, trú Q.3) không giấu được nỗi thất vọng. Trong hai năm 2000 và 2002, Công ty HDTC đã lần lượt ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua bán nền đất với hai người phụ nữ. Đến năm 2003, Công ty HDTC tiếp tục ký phụ lục hợp đồng mua bán nền đất để xây dựng nhà ở với ông Hà Văn Cun.

Theo bảng đối chiếu công nợ, năm 2004, ông Cun đã đóng đủ 100% tổng giá trị là gần 270 triệu đồng (tương đương 2,7 triệu đồng/m2), kèm thêm lãi nộp chậm và dịch vụ phí chuyển tên. Những năm sau đó, hai bên nhiều lần làm việc nhưng chưa đi đến kết quả cuối cùng.

“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 2: Mua lúc “tóc xanh”, “bạc đầu” đi đòi đất?! ảnh 3

Vị trí hai nền đất số 1125 và 1126 đường số 3 (nay là Vũ Tông Phan) Khu A của người dân chưa được bàn giao. Nhiều nền bên cạnh đã được HDTC bàn giao để xây nhà.

Trong đơn, bà Nguyễn Thị Bích Oanh (66 tuổi) trình bày, tính đến năm 2007 đã thanh toán số tiền 510 triệu đồng, tương đương 95% giá trị phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty HDTC tại nền đất số 801 đường nội bộ (hiện là đường số 34), Khu C, rộng 96m2. Số tiền 5% còn lại là gần 27 triệu sẽ nộp khi Công ty hoàn tất việc ra sổ. Trong bảng đối chiếu công nợ của Công ty HDTC thể hiện rõ điều này.

Ban đầu vào năm 2003, Công ty HDTC ký hợp đồng mua bán nhà xây mới trên nền đất với một người đàn ông nọ. Đến năm 2007, tiếp tục ký phụ lục hợp đồng mua bán với một người khác. Cùng năm, Công ty HDTC ký tiếp phụ lục hợp đồng với bà Oanh. Đến nay sau 15 năm chờ đợi, bà Oanh vẫn chưa nhận được gì từ Công ty HDTC. Thậm chí, đến chiều 27/6/2022 vừa qua, một số người lạ bất ngờ đến nền đất số 801 đòi quây tôn làm hàng rào nhưng bị người dân ngăn cản nên chưa thực hiện được hành vi.

“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 2: Mua lúc “tóc xanh”, “bạc đầu” đi đòi đất?! ảnh 4

Vị trí đất số 801 của bà Oanh hiện nằm trên đường số 34.

Bà Trương Thị Tâm (68 tuổi) bức xúc kể rằng, vào tháng 1/2000 đã ký hợp đồng với Công ty HDTC để nhận chuyển nhượng nền đất số 1125, đường số 3 (nay là đường Vũ Tông Phan), Khu A, diện tích 100m2 để xây dựng nhà ở. Giá trị chuyển nhượng vào thời điểm đó là gần 270 triệu đồng, tương đương gần 2,7 triệu đồng/m2.

Ngay sau khi hợp đồng được thiết lập, bà Trương Thị Tâm đã đóng đủ số tiền đợt một là gần 135 triệu đồng, tương đương 50% giá trị, còn lại hai đợt sẽ đóng sau khi san nền, giao nền và xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay đã 22 năm trôi qua, bà Tâm vẫn chưa nhận được đất. Ngoài ra, còn rất nhiều đơn thư khác của người dân phản ánh vụ việc tương tự.

Hành trình đòi đất của người dân càng trở nên khó khăn hơn khi quá trình cổ phần hoá Công ty HDTC 100% vốn Nhà nước thành Công ty Cổ phần xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường trong xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán giá trị phần vốn nhà nước, việc này kéo dài đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

“Chiêu trò” của HDTC tại KĐT An Phú An Khánh - Bài 3: Gom đất đã bán mang đi cổ phần hoá?!

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...