Chính phủ Mỹ kiện Google độc quyền thương mại

(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã kiện Google, đây được coi là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất chống lại một công ty công nghệ trong hơn hai thập kỷ.
Chính phủ Mỹ kiện Google độc quyền thương mại

Trong đơn khiếu nại, Bộ Tư pháp đưa ra cáo buộc rằng Google đã kìm hãm sự cạnh tranh để duy trì vị thế mạnh mẽ của mình trên thị trường tìm kiếm trực tuyến và quảng cáo.

Tổng cộng 11 tiểu bang, bao gồm Arkansas, Florida, Georgia, Indiana, Kentucky, Louisiana, Mississippi, Missouri, Montana, Nam Carolina và Texas, đã tham gia vụ kiện.

Đơn khiếu nại nhắm vào một loạt các hành động đan xen của Google mà nhìn chung, bị cáo buộc là làm tổn hại đến sự cạnh tranh và ngăn cản các đối thủ có được lượng khách hàng cần thiết.

Chính phủ Mỹ cũng cáo buộc Google trả hàng tỷ đô la mỗi năm cho các nhà sản xuất thiết bị như Apple, LG, Motorola và Samsung và các nhà phát triển trình duyệt như Mozilla và Opera để làm công cụ tìm kiếm mặc định của họ và trong nhiều trường hợp cấm họ giao dịch với các đối thủ cạnh tranh của Google.

Kết quả là "Google sở hữu hoặc kiểm soát hiệu quả các kênh phân phối tìm kiếm, chiếm khoảng 80% các lượt tìm kiếm chung ở Mỹ".

"Nếu Bộ Tư pháp không đệ đơn kiện ngay bây giờ, chúng ta có thể đánh mất làn sóng đổi mới tiếp theo và người Mỹ có thể sẽ không bao giờ thấy được một Google tiếp theo", Phó Tổng chưởng lý Jeffrey Rosen nói.

"Vụ kiện của Bộ Tư pháp là thiếu sót sâu sắc", Giám đốc pháp lý và đối tác toàn cầu của Google SVP, Kent Walker viết trong một bài đăng trên blog. "Mọi người sử dụng Google vì đó là lựa chọn của họ, không phải vì họ bị ép buộc hoặc vì họ không thể tìm thấy các giải pháp thay thế".

Ông Walker cho rằng khiếu nại của Bộ Tư pháp "dựa trên các lập luận chống độc quyền đáng ngờ và sẽ không làm gì để giúp người tiêu dùng."

“Ngược lại, nó sẽ hỗ trợ làm giả các lựa chọn thay thế tìm kiếm chất lượng thấp hơn, tăng cước dịch vụ và khiến mọi người khó nhận được dịch vụ tìm kiếm mà họ muốn sử dụng hơn."

Google cho biết hành động trả tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại thông minh như của Apple "không khác gì các động thái của các doanh nghiệp khác để quảng bá sản phẩm của họ".

Phó Tổng chưởng lý Jeffrey Rosen nói rằng vụ kiện Google thể hiện một "cột mốc quan trọng" nhưng không phải là dấu chấm hết cho việc xem xét toàn diện ngành công nghệ của Bộ Tư pháp và các vụ kiện khác có thể được đệ trình "khi cần thiết".

Lửa có thể lan tới toàn bộ Thung lũng Silicon

Vụ kiện này diễn ra sau cuộc điều tra chống độc quyền kéo dài một năm của các nhà điều tra Bộ Tư pháp và được tiến hành ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống.

Một báo cáo của quốc hội Mỹ cho thấy Google và những "gã khổng lồ công nghệ" khác đang được hưởng "quyền lực độc quyền" và dẫn tới sự thiếu cạnh tranh lành mạnh.

Báo cáo đó cáo buộc rằng Amazon đã ngược đãi khách hàng thuộc bên thứ ba hay chi phí và chính sách cửa hàng ứng dụng của Apple là chống cạnh tranh và Facebook đã tìm cách loại bỏ các đối thủ trong tương lai thông qua các thương vụ mua lại có mục tiêu.

Vụ kiện của Bộ Tư pháp chống lại Google đánh dấu bước đi quan trọng nhất mà chính phủ Mỹ đã thực hiện để buộc Thung lũng Silicon chịu trách nhiệm sau khi sau những bằng chứng cho thấy các công ty công nghệ và mạng xã hội lớn đã bị thao túng bởi các nỗ lực can thiệp bầu cử vào năm 2016.

Kể từ đó, các giám đốc điều hành của nhiều doanh nghiệp đã lần lượt bị triệu tập trước quốc hội để đối mặt với các câu hỏi về trách nhiệm của họ đối với các vấn đề chính trị, nội dung thù địch và tin giả,...

Vụ việc có thể gây ra rủi ro chưa từng có đối với hoạt động kinh doanh quảng cáo của Google, vốn đem tới doanh thu 134,8 tỷ USD vào năm ngoái, chiếm 84% tổng hoạt động kinh doanh của Google.

Ngay cả khi Bộ Tư pháp đưa Google ra tòa vì lo ngại chống độc quyền, những công ty khác trong ngành công nghệ có thể phải đối mặt với các vụ kiện tương tự. Các quan chức tại Ủy ban Thương mại Liên bang đã điều tra Facebook trong hơn một năm qua và cuộc điều tra đó có thể dẫn đến vụ kiện tụng khác.

William Kovacic, cựu chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang, bình luận: "Trước Google, vụ kiện lớn nhất về độc quyền trong ngành công nghệ trước vụ này là chính phủ Mỹ kiện Microsoft vào năm 1998".

Khi đó, chính phủ Mỹ cáo buộc Microsoft đã vi phạm luật khi kết hợp trình duyệt Internet Explorer với mọi bản sao của hệ điều hành Windows, động thái được cho là gây bất lợi giữa các nhà sản xuất trình duyệt.

Sau vài năm kiện tụng, Microsoft và Washington đã đạt được một thỏa thuận đưa ra các giới hạn mới đối với hoạt động kinh doanh phần mềm của Microsoft.

Kể từ đó, các chuyên gia đã ghi nhận trường hợp đó đã mở đường cho sự đổi mới - bao gồm cả sự trỗi dậy của Google.

Theo CNN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.