Chính thức thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 15/11, với 483/488 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 96,99% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Luật gồm 4 chương và 66 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2023.

Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Việc phòng, chống hành vi rửa tiền của tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Đối tượng áp dụng là tổ chức tài chính; tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan; tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi của dự thảo Luật, lo ngại về việc tăng chi phí tuân thủ, gây khó khăn không cần thiết cho doanh nghiệp, người dân, nhất là với đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.

Một số ý kiến cho rằng dự thảo Luật còn có khá nhiều nội dung quy định chưa rõ ràng, chưa minh bạch, còn định tính, có thể dẫn đến tình trạng lúng túng, không thống nhất trong quá trình áp dụng và thiếu tính khả thi trong thi hành.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng dự thảo Luật cơ bản kế thừa một số quy định như Luật hiện hành và quá trình triển khai chưa thấy Chính phủ báo cáo gặp vướng mắc.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo, rà soát giảm bớt 4/10 nội dung xây dựng quy định nội bộ của đối tượng báo cáo là cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ (Điều 24); cho phép đối tượng báo cáo có thể khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật, thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khác hoặc bên thứ ba để đối chiếu, xác minh thông tin do khách hàng cung cấp (khoản 2 Điều 12); được gửi dữ liệu điện tử hoặc báo cáo qua fax, điện thoại, thư điện tử trong trường hợp cần thiết (Điều 36); điều chỉnh thời hạn gửi báo cáo giao dịch đáng ngờ từ 02 ngày làm việc lên 03 ngày làm việc (Điều 37)…

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý tại dự thảo Luật nhiều điều, khoản nhằm bảo đảm tính khả thi, rõ ràng, cụ thể, dễ triển khai hơn trong thực tiễn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.