Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chùa Đậu tọa lạc ở cuối thôn Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử - văn hóa, mà còn bởi giá trị kiến trúc, mỹ thuật độc đáo, cổ kính. Chùa Đậu cũng gắn liền với quá trình du nhập Phật giáo vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với gần 2.000 năm lịch sử...
Tam quan chùa Đậu là một gác chuông rất đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá. Tầng trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời nhà Tây Sơn.
Tam quan chùa Đậu là một gác chuông rất đẹp, hai tầng tám mái với các đầu đao cong vút. Nhiều bộ phận gỗ được chạm khắc hình rồng, phượng và hoa lá. Tầng trên treo quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh thứ 9 (1801) thời nhà Tây Sơn.

Chùa Đậu không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử - văn hóa, mà còn bởi giá trị kiến trúc, mỹ thuật độc đáo, cổ kính…nơi đây còn được mệnh danh là "Đệ nhất danh lam" (ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất trời Nam).

Ngôi chùa gắn với nhiều triều đại Vua

Chùa Đậu thờ Bà Đậu hay Đại Bồ Tát Pháp Vũ nên được gọi là chùa Đậu và còn có tên khác Thành Đạo tự, Pháp Vũ tự... Đây là ngôi chùa cổ nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km. Từ trung tâm Hà Nội, xuôi theo quốc lộ 1A hơn 20km về phía Nam, rẽ phải vào thôn Gia Phúc (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín) là tới chùa Đậu. Ngôi chùa gắn liền với quá trình du nhập Phật giáo vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cùng hòa trộn với văn hóa dân gian bản địa.

Theo cuốn " Sách Đổng" hiện còn lưu giữ tại Chùa Đậu, thì ngôi chùa này có từ thời Sĩ Nhiếp (thế kỷ thứ 3). Tại chùa Đậu vẫn còn giữ được cuốn sách quý bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp, đầu thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên (năm 200 - 210).

Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian ảnh 1
Tiền đường chùa Đậu.

Cuốn sách ghi lại rằng, một lần Quách Thông trên đường hành đạo tới làng Gia Phúc, thấy thế đất trông tựa hình một bông sen đang nở, tỏa hương. Lại nghe đồn năm đó như có luồng linh khí phát quang, Quách Thông đã trình lên Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp cho rằng đó là nơi đất Phật, bèn sai lập chùa để dân trong vùng làm chốn tu nguyện đặt tên là Thành Đạo Tự, rước Đại Thánh pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự.

Chùa Đậu cũng gắn liền với quá trình du nhập Phật giáo vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cùng hòa trộn với văn hóa dân gian bản địa. Sau khi xây chùa, Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng 2 con đường thủy và đường bộ. Ở thời đó, đặc điểm của người Việt Nam là trồng lúa nước và tín ngưỡng của người Việt bản địa là tín ngưỡng đa thần, chế độ mẫu hệ. Vì vậy, khi Phật giáo Ấn Độ du nhập vào, Việt Nam đã bị ảnh hưởng nhưng vẫn mang bản sắc riêng của dân tộc.

Chùa Đậu ở trong hệ thống chùa thờ Tứ Pháp, ngoài thờ Phật còn thờ những thế lực siêu nhiên, linh thiêng với cư dân nông nghiệp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện (mây, mưa, sấm, chớp). Vì chùa thờ Pháp Vũ nên có tên là Pháp Vũ tự.

Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian ảnh 2
Một góc sân bên trong chùa Đậu.

Đại đức Thích Quang Minh - Trụ trì chùa Đậu thông tin: "Bốn vị thần mây, mưa, sấm, chớp là những vị thần người dân thờ. Hàng năm đều có hoạt động tín ngưỡng cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cũng vì vậy, sau khi hình thành 4 vị thần này và xây dựng xong chùa Đậu thì Sĩ Nhiếp mới cho rước Bồ Tát Pháp Vũ, tức là thần mưa về chùa Đậu thờ".

Đời vua Lê Thần Tông (thế kỷ XVII), chùa Đậu được phong “Đệ nhất danh lam”. Các bậc vua chúa, vương tôn công tử họ Lê và họ Trịnh thường đến thăm và bỏ công, góp của tu tạo chùa. Đến nay, chùa Đậu còn lưu giữ hệ thống di vật và các cấu kiện kiến trúc quý là hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc trang trí hình rồng, thú, cá hóa long, nhiều loại hoa lá..., nổi bật là các mảng chạm gỗ tinh xảo mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung hưng.

Chùa Đậu còn có hiện vật quý là đôi rồng đá thời Trần ở bậc thềm nhà tiền đường. Đôi rồng này đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia “sao lại” một bản để trưng bày trong sân vườn bảo tàng ở Hà Nội. Theo văn bia tạo dựng năm Dương Hòa đời thứ 5 thì ngôi chùa này được tôn tạo vào thời Lý (thế kỷ thứ XI).

Theo Đại đức Thích Minh Quang, cũng tại ngôi chùa này, từng có nhiều triều đại vua, chúa lui tới lễ bái, cầu cho quốc thái dân an và tương truyền đều rất linh ứng. Hàng năm, nhiều chí sĩ đến đây cầu nguyện đăng khoa, công danh rạng rỡ, sự nghiệp viên thành.

Còn người nông dân chất phác quanh vùng đến chùa Đậu cầu nguyện cho có sức khoẻ, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Chùa Đậu được nhiều đời vua, chúa sửa chữa, tôn tạo, đặc biệt, ở thời Hậu Lê, chùa được đại trùng tu với quy mô lớn. Lần trùng tu tôn tạo gần đây nhất vào năm 2021.

Bên cạnh chùa Đậu có ngôi chùa Am, được dựng sau, nơi người ta đưa tượng từ một ngôi chùa nhỏ đã bị hư hỏng về thờ. Tại chùa này có một pho tượng đá đặc biệt - tượng Quan âm lục chi, nhưng lại tạc hình một người phụ nữ với nét thuần Việt.

Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian ảnh 3

Kiến trúc điêu khắc tinh xảo được thể hiện trên những cột gỗ phía sau tòa Thượng điện.

Dân gian truyền lại rằng, đây chính là tượng được tạo theo mẫu người thật để ghi công bà Ngô Thị Ngọc Nguyên, theo sử sách là người trong cung thời vua Lê - chúa Trịnh có công đức tu tạo chùa. Tuy là tượng Quan âm với sáu bàn tay kết ba tư thế ấn (tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hòa) nhưng ý nghĩa lại như một tượng hậu để tri ân. Với bề dày lịch sử và còn lưu giữ được nhiều lớp văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, chùa Đậu đã được xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A từ năm 1964.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Thư, khoa Di sản văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội - người đã nhiều lần dẫn sinh viên và cả các học giả nước ngoài đến thăm chùa Đậu, chia sẻ: “Được ngắm nhìn những mảng chạm rồng, phượng, hoa lá tinh xảo trên các đầu dư, vì kèo, được chạm tay vào thân cột gỗ mộc mạc mát rượi, từ gác chuông cao phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn khung cảnh làng quê thanh bình là những trải nghiệm thật đáng nhớ với sinh viên và du khách”. Việc lần tìm, bóc tách những mảng chạm khắc mang đậm phong cách nghệ thuật của từng thời kỳ lịch sử còn là niềm thích thú đam mê của những nhà bảo tồn và của tất cả những người yêu mỹ thuật truyền thống.

Ngôi chùa có kiến trúc, cảnh quan đẹp nhất ở miền Bắc

Nằm trên thửa đất rộng hơn 1ha, bao quanh chùa Đậu là những hàng cây cổ thụ tỏa bóng mát. Ở thế kỷ XVII, đời vua Lê Thần Tông, chùa Đậu được phong "Đệ nhất danh lam" (một trong những ngôi chùa có cảnh quan đẹp nhất trời Nam). Năm 1964, chùa Đậu đã được xếp hạng Di tích lịch sử, nghệ thuật loại A.

Chùa Đậu mang kiến trúc theo kiểu "nội công, ngoại quốc", "tiền Phật, hậu thánh" theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đều chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng...

Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian ảnh 4

Không chỉ nổi tiếng bởi sự cổ kính mà chùa Đậu còn được nhiều người biết đến là nơi lưu giữ xá lỵ toàn thân, hay tượng táng hai vị tổ thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã đắc đạo. Trong ảnh là nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh với tư thế ngồi thiền.

Hiện nay chùa Đậu còn lưu giữ hệ thống di vật và các cấu kiện kiến trúc quý là hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc trang trí hình rồng, thú, cá hóa long, nhiều loại hoa lá... Nổi bật trong nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc là các mảng chạm gỗ tinh xảo mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê Trung Hưng và chắt lọc tinh hoa hàng ngàn năm của bày tay thợ thủ công Việt Nam.

Chùa Đậu còn có hiện vật quý là đôi rồng đá thời Trần ở bậc thềm nhà tiền đường. Đôi rồng này đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia "sao lại" một bản để trưng bày trong sân vườn bảo tàng ở thủ đô Hà Nội. Ðặc biệt, trong chùa có hai pho tượng là nhục thân của hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã trụ trì chùa vào khoảng thế kỷ 17.

Chùa Đậu: 'Đệ nhất đại danh lam' với gần 2.000 năm Phật giáo hòa vào văn hóa dân gian ảnh 5
Nhục thân thiền sư Vũ Khắc Trường.

Ông Vũ Văn Thúy (84 tuổi) ở thôn Gia Phúc cho biết, từ nhỏ ông thường được bố mẹ đưa ra chùa Đậu tham quan, vãn cảnh. Ông rất ấn tượng với kiến trúc của ngôi chùa này, đặc biệt, là những mảng chạm rồng, phượng, hoa lá tinh xảo trên các đầu dư, kèo cột…Cũng như ông Thủy, nhiều người dân trong vùng, và khách phương xa khi tới chùa Đậu chiêm bái đều mê đắm với không gian kiến trúc đặc sắc của chùa Đậu...

"Đặc biệt, sau khi lễ bái, đi dạo quanh chùa Đậu, dưới những hàng cây xanh thường cho người ta cảm giác bình yên, thanh lọc. Cũng chính vì vậy, mà qua nhiều đời nay, người dân ở địa phương luôn gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa khi nói về chùa Đậu", ông Thúy chia sẻ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?