Chùa Phật Tích ở Lào tổ chức lễ cầu an cho kiều bào người Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 15/2, tức ngày Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, chùa Phật Tích ở thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã tổ chức lễ Thượng Nguyên cầu an cho bà con kiều bào người Việt đang học tập, sinh sống và làm việc tại Lào.
Chùa Phật Tích ở Lào tổ chức lễ cầu an cho kiều bào người Việt Nam

Ngay từ sáng sớm, đông đảo Phật tử, bà con kiều bào đã có mặt trong khuôn viên nhà chùa để tham dự buổi lễ cầu an do thượng tọa Thích Minh Quang chủ trì. Lễ cầu nguyện Quốc Thái Dân An, chúng sinh an lạc nguyện cầu bình an, mong muốn sức khỏe, hạnh phúc, khát vọng phát triển và sự hanh thông trong dịp đầu năm mới là truyền thống văn hóa tâm linh là nhu cầu của mỗi người Việt Nam.

Chia sẻ tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng Ban Điều phối Phật giáo Việt Nam tại Lào, Trụ trì chùa Phật Tích đã nói về ý nghĩa tốt đẹp của ngày Rằm tháng Riêng, nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của người Việt. Dưới sự hướng dẫn của Thượng toạ Thích Minh Quang, các tăng ni, phật tử đã thực hiện lễ cầu quốc thái dân an với mong ước tất cả tăng ni phật tử trên toàn thế giới nói chung, tại Việt Nam và tại Lào nói riêng, gặp nhiều may mắn trong năm 2022 và dịch bệnh tiêu trừ. Thượng toạ Thích Minh Quang mong bà con phật tử phát huy lòng từ bi bác ái, đoàn kết hơn nữa và tiếp tục hỗ trợ công tác phật sự của nhà chùa, hướng về quê hương đất nước.

Nhân sự kiện này, chùa Phật Tích tại Lào cùng các nhà hảo tâm đã trao tặng 150 phần quà tổng trị giá 30 triệu KIP (khoảng 60 triệu VNĐ) cho những bà con Việt kiều có hoàn cảnh khó khăn tại thủ đô Viêng Chăn để chia sẻ và động viên bà con trong cuộc sống nhân dịp đầu năm mới. Ngoài ra, hoạt động này còn nhằm tăng cường tình cảm gắn kết của cộng đồng người Việt Nam tại Viêng Chăn nói riêng và tại Lào nói chung, qua đó tăng cường tinh thần tương thân tương ái giữa người Việt Nam ở nước ngoài, tạo động lực để mọi hoạt động, chia sẻ cộng đồng cũng như đoàn kết cộng đồng được phát triển tốt đẹp hơn. Chị Lê Hải Yến, kiều bào tại Lào, chia sẻ: "Tôi đã sống và làm việc tại Lào 30 năm. Cứ đến ngày tết, ngày lễ đặc biệt là ngày Rằm tháng Giêng, tôi cùng các con đến chùa Phật tích làm lễ cầu an cho gia đình và mọi người. Đây cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mình. Dù đi bất kỳ đâu trên thế giới, chúng tôi cũng luôn muốn giữ truyền thống tốt đẹp ấy”. Sau buổi lễ, các phật tử và những người tham dự được thưởng thức những món ăn chay do nhà chùa làm, tận hưởng không gian thuần Việt của ngôi chùa.

Được khánh thành cuối năm 2010 với diện tích hơn 2000m2, chùa Phật Tích luôn là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Lào bởi lối kiến trúc mang đậm nét tâm linh Việt. Ngôi chùa được xây dựng trên tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tháp được đặt trang trọng một bức tượng Phật ngự trên đài hoa sen bình yên. Ở mỗi mái đao của tầng tháp là hình tượng tứ linh: long, lân, quy, phụng quen thuộc của người Việt.

Hiện nay, chùa Phật Tích không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của đông đảo người con đất Việt xa xứ trên "đất nước Triệu voi", mà còn là nơi đoàn kết bà con cùng hướng về Tổ quốc thân yêu. Sâu xa hơn, chùa còn là nơi gìn giữ, bảo tồn bản sắc và quảng bá văn hóa của dân tộc Việt đến các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.