Chuyên gia nói gì về khả năng lây lan virus Marburg nguy hiểm?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Virus Marburg gây ra ổ dịch tại Guinea Xích đạo với tỷ lệ tử vong cao đang khiến nhiều người lo lắng về sự lây lan của loại virus này.
Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của các hạt virus Marburg (màu xanh lam) dính vào bề mặt của các tế bào VERO E6 bị nhiễm bệnh (màu vàng). - Ảnh: Getty Images
Hình ảnh hiển vi điện tử quét màu của các hạt virus Marburg (màu xanh lam) dính vào bề mặt của các tế bào VERO E6 bị nhiễm bệnh (màu vàng). - Ảnh: Getty Images

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: "Bệnh do virus Marburg được ghi nhận có cơ chế lây truyền từ động vật sang người, lây từ người sang người. Virus Marburg có thể lây qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết của cơ thể hoặc qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh..."

Về nguy cơ bệnh xâm nhập, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh do virus Marburg là bệnh lưu hành ở Châu Phi; việc lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác là rất hiếm; trừ trường hợp có ca bệnh đi từ Châu Phi đến các quốc gia khác, tính là ca xâm nhập. Theo đó, tại Việt Nam, nguy cơ virus Marburg lây nhiễm, bùng phát vào trong nước là không cao.

Còn theo BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh do virus Marburg là căn bệnh đã được ghi nhận trên động vật từ lâu, không phải bệnh mới. Virus Marburg khi gây bệnh trên người thì tỷ lệ tử vong khá cao (tới 70- 80%). Với người bị mắc bệnh, đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhưng do không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên bệnh do virus Marburg khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Khả năng lây lan của bệnh này tương đối thấp.

Bệnh do virus Marburg gây nên triệu chứng bệnh nặng, sốt xuất huyết; sốt xuất huyết do virus Marburg có triệu chứng gần giống virus Ebola như: Xuất huyết, tổn thương da, niêm mạc…

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng, nhưng cũng không chủ quan với bệnh do virus Marburg.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân cần áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, nếu có những ca xâm nhập từ Châu Phi về nước, nếu người dân có những triệu chứng của bệnh, cần khai báo ngay với địa phương, cơ sở y tế, thực hiện biện pháp cách ly, không tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

Người dân cũng cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng, chống căn bệnh này.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết: "Bệnh do virus Marburg được ghi nhận có cơ chế lây truyền từ động vật sang người, lây từ người sang người. Virus Marburg có thể lây qua tiếp xúc ngoài da, tiếp xúc với các bề mặt vật dụng có virus, lây qua dịch tiết của cơ thể hoặc qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh..."

Về nguy cơ bệnh xâm nhập, theo PGS.TS Trần Đắc Phu, bệnh do virus Marburg là bệnh lưu hành ở Châu Phi; việc lây lan ra các quốc gia ở các châu lục khác là rất hiếm; trừ trường hợp có ca bệnh đi từ Châu Phi đến các quốc gia khác, tính là ca xâm nhập. Theo đó, tại Việt Nam, nguy cơ virus Marburg lây nhiễm, bùng phát vào trong nước là không cao.

Còn theo BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh do virus Marburg là căn bệnh đã được ghi nhận trên động vật từ lâu, không phải bệnh mới. Virus Marburg khi gây bệnh trên người thì tỷ lệ tử vong khá cao (tới 70- 80%). Với người bị mắc bệnh, đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhưng do không có nhóm bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng nên bệnh do virus Marburg khó có thể lan rộng như những bệnh có nhóm triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Khả năng lây lan của bệnh này tương đối thấp.

Bệnh do virus Marburg gây nên triệu chứng bệnh nặng, sốt xuất huyết; sốt xuất huyết do virus Marburg có triệu chứng gần giống virus Ebola như: Xuất huyết, tổn thương da, niêm mạc…

Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng, nhưng cũng không chủ quan với bệnh do virus Marburg.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, người dân cần áp dụng tốt các biện pháp phòng bệnh. Đặc biệt, nếu có những ca xâm nhập từ Châu Phi về nước, nếu người dân có những triệu chứng của bệnh, cần khai báo ngay với địa phương, cơ sở y tế, thực hiện biện pháp cách ly, không tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

Người dân cũng cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các khuyến cáo của ngành y tế để chủ động phòng, chống căn bệnh này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.