Cô giáo đánh học sinh tại TP.HCM: 'Tôi xem video cũng thấy sợ mình'

Cô Nguyễn Hồng Hà, giáo viên trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP.HCM), cho biết cô sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật của ngành vì đã đánh học sinh.
Cô giáo véo tai, phạt học sinh đứng trong lớp. Ảnh: Chụp màn hình.
Cô giáo véo tai, phạt học sinh đứng trong lớp. Ảnh: Chụp màn hình.

Sự việc cô giáo tại trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP.HCM) đánh, véo, tát tai học sinh trong 4 ngày liền, bị camera ghi lại khiến nhiều phụ huynh tức giận, bất bình. Nhiều giáo viên cũng tranh luận về hành vi bị cho là phản giáo dục của cô giáo trong video.

Sở GD&ĐT TP.HCM đã đề nghị xử lý nghiêm vụ việc, thậm chí xem xét phương án đưa giáo viên này ra khỏi ngành.

"Tôi xin lỗi và sẵn sàng chịu mọi hình thức kỷ luật"

Sáng 7/10, trao đổi với báo chí, cô Nguyễn Hồng Hà thừa nhận mình là người mặc áo dài hồng trong đoạn video lan truyền trên mạng mấy hôm nay. Cô cho biết bản thân suy sụp, mất ăn, ngủ trước những bình luận ác ý.

Nữ giáo viên cho biết vụ việc xảy ra ở tuần lễ đầu của năm học, lúc các em chưa đi vào nề nếp. Giáo viên này biết quy định của ngành không được phép đánh học sinh, thậm chí dùng thước gỗ gõ lên bàn cũng không được. Nhưng, theo cô giải thích, lớp quá đông (50 học sinh) và do quá nóng vội khi các em chưa tập trung nên đã hành động phản giáo dục.

“Tôi đánh học sinh là sai, dù nặng hay nhẹ. Tôi xin nhận mọi hình thức kỷ luật của ngành giáo dục và muốn gửi lời xin lỗi tới phụ huynh. Do lớp quá đông, bản thân không kiềm chế được, đã đánh học sinh. Vấn đề sai phạm của tôi nghiêm trọng tới đâu, mức độ nào, thanh tra đang xác minh. Từ ngày 13/9, tôi đã bị đình chỉ công tác, chờ kết luận thanh tra”, cô Hà thông tin.

Tuy nhiên, nữ giáo viên nghi ngờ chuyện đặt camera quay lén trong lớp không phải do phụ huynh thực hiện.

"Video tung lên mạng nói là ghi trong 4 ngày nhưng sao tôi chỉ có một màu áo? Sự việc này có cắt ghép, kỹ xảo, cảnh đưa ra giống như liên tục, trong khi mỗi hành động có hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Hình ảnh đánh học sinh đưa ra liên tục, nhìn rất phản cảm, bản thân tôi xem video cũng thấy sợ chính mình, giống như một con khùng", cô Hà nói.

Nữ giáo viên cho hay từ năm 2017 đến nay, cô nhiều lần đấu tranh chống tiêu cực, có làm đơn tố cáo hiệu trưởng. UBND quận Tân Phú có kết luận về một số vấn đề hiệu trưởng làm sai. Tuy nhiên, việc xử lý mới ở mức độ thu hồi chứ chưa có hình thức khác. Vì thế, nữ giáo viên đang làm đơn tố cáo lên UBND thành phố. Trong khi đó, đoạn video cô đánh học sinh được tung lên mạng.

"Tại sao thời điểm này, phụ huynh lại tung video cho báo chí? Trong khi đó, sự việc đang được UBND quận xử lý và bản thân tôi cũng đang chịu kỷ luật. Hơn nữa, từ ngày 13/9, học sinh lớp này đã được học với giáo viên mới có kinh nghiệm trong giảng dạy. Ban giám hiệu, khi họp phụ huynh, cũng thông báo cô giáo đó sẽ đảm nhận vị trí giáo viên chủ nhiệm lớp 2/11 cho đến cuối năm học. Vấn đề tôi nghi vấn là không phải phụ huynh gắn camera", cô Hà nói.

Theo nữ giáo viên, việc lắp camera trong lớp học không đơn giản. Phụ huynh không thể dễ dàng vào trường lắp camera nếu như không có sự đồng tình của ban giám hiệu. Buổi sáng và chiều đều có lớp học, vậy camera được gắn vào thời điểm nào?

Nhà trường nói gì?

Sáng 7/10, bà Trần Thị Ánh Tuyết - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Phan Chu Trinh - cho biết vụ việc đã được UBND quận Tân Phú, thanh tra quận tiếp nhận và đang tiến hành xác minh. Nhà trường cũng đợi kết quả từ lãnh đạo để có hướng xử lý tiếp theo.

"Hiện tại, trường tạm đình chỉ công tác giảng dạy của cô Hà, phân công làm bộ phận học vụ và giao giáo viên khác làm chủ nhiệm. Tôi cũng đã họp và thông tin đến cha mẹ học sinh, đồng thời, làm công tác tâm lý, tư tưởng để học sinh yên tâm học tập", bà Tuyết nói.

Khi phóng viên hỏi vì sao phụ huynh có thể đặt camera quay lén trong lớp học, bà Trần Thị Mai Hoa, Phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết theo nội quy, nhà trường chỉ cho phụ huynh vào lớp học ngày đầu tiên để đưa đón học sinh. Từ ngày thứ 2, phụ huynh sẽ đưa đón các em tại sân trường và trong các giờ học còn lại, cha mẹ không được đến các lớp học. Mọi trao đổi với giáo viên đều diễn ra ở các phòng làm việc của ban giám hiệu hoặc phòng tiếp dân.

"Trong tuần đầu tiên của năm học mới, nhà trường tổ chức cho các lớp trang trí, có huy động phụ huynh tham gia. Trong tuần đầu tiên, một số phụ huynh vào lớp lắp đặt thêm quạt, rèm cửa, tivi. Chúng tôi có tạo điều kiện cho phụ huynh, bắt đầu từ ngày 20/8 đến hết tháng 8", bà Hoa giải thích.

Bà Hoa cũng cho hay cô Hà công tác ở trường đã 12 năm, công tác giảng dạy bình thường.

Đánh giá sơ qua về tình hình học tập của lớp 2/11, bà Hoa cho biết kiểm tra cuối năm lớp 1, các em đều đạt năng lực ở mức hoàn thành trở lên, đảm bảo được chuẩn kiến thức kỹ năng để học lớp 2. Hiện, lớp có một học sinh khuyết tật đang học hòa nhập.

Theo Zing
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.