Cổ học tinh hoa - Vẻ đẹp của triết lý và con người phương Đông

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với tấm lòng mong muốn giữ gìn những gì gọi là hồn cốt của dân tộc, hai tác giả Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân đã lưu lại những câu chuyện quý trong tác phẩm “Cổ học tinh hoa” để chúng ta soi mình và nhìn đời sáng suốt hơn.
Cổ học tinh hoa - Vẻ đẹp của triết lý và con người phương Đông

“Cổ học tinh hoa” bao gồm 250 mẩu chuyện, được hai vị học giả thâu lượm và biên soạn lại chủ yếu từ các tích xưa, các sách kinh điển của Trung Hoa thời cổ. Các tác giả chọn dịch lại từ Khổng Tử tập ngữ, Ái Tử Xuân Thu, Hàn Thi ngoại truyện,… để giúp người đọc tiếp cận được những tinh hoa văn hóa, đạo đức từ ngàn xưa. Những bài ấy tuy là truyện từ đời xưa bên Tàu, nhưng ứng dụng vào đời nào và ở đâu cũng được. Vì truyện tuy cổ, nhưng cái chân lý thì bao giờ cũng là một, mà bao giờ cũng như mới.

Mỗi câu chuyện trong sách được kể lại ngắn gọn, súc tích, đưa tới thông điệp rõ ràng. Phần giải nghĩa nhiều giá trị, giúp bạn đọc gia tăng vốn từ tiếng Việt tưởng như đã thuần thục mà hóa ra còn nhiều điều chưa biết.

Phần lời bàn diễn giải ý nghĩa và các góc nhìn của tác giả về những bài học có thể rút ra từ câu chuyện, khiến người đọc càng xem càng thấy thấm, những điều nghe thì đơn giản nhưng lại vô cùng hữu ích cho tới tận ngày nay. Thế mới thấy góc nhìn của các tác gia thời đó sớm tân tiến đến thế nào.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ nhận ra một vài câu chuyện rất quen thuộc đã được dân gian ta truyền tai nhau đời này qua đời khác. Những hàm ý trong chuyện tưởng như vô nghĩa vì ai cũng biết nhưng lại có giá trị sâu sắc, làm toát lên cốt cách đẹp đẽ của người phương Đông.

Ví như chuyện mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để con thấy điều hay mà học… hay như tích về Tử Tang với hàm nghĩa về cách nhìn nhận cuộc đời: “Nghèo như Tử Tang, đến đói không có ăn, mà trong lòng không oán cha mẹ, không trách trời đất, chẳng cũng là người cao sĩ ru! Không bù với những kẻ mới nhỡ bước, gọi là hơi nghèo mà đã vội lên giọng oán trách cả người sống, người chết, trời đất, chực những sự muốn làm càn. Còn hỏi tự đâu mà hóa nghèo, nếu đổ cho tại số mệnh như Tử Tang đây, thì cũng hợp với câu phương ngôn: “Số giàu của đến dửng dưng, số nghèo con mắt tráo trưng vẫn nghèo”.”

Không chỉ dừng lại ở những bài học dung dị đời thường trong cuộc sống bình dân, các tác giả còn tuyển lựa những truyện hay về cách trị nước, đạo làm quan, đạo bề tôi, đạo làm người… mang tới nhiều bài học sâu sắc cho nhiều lớp người đọc, từ thiếu nhi đến người lớn, từ người lao động đến lớp trí thức, từ những vị chủ doanh nghiệp đến những người đứng đầu đất nước… bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy chính mình ở nhiều góc khác nhau qua từng câu chuyện.

Qua cách truyền tải của tác giả, thế giới “cổ học” tưởng như xa vời bỗng trở nên gần gũi. Nghĩ cổ mà không cổ, nghĩ tinh hoa đấy mà thực cũng rất đời thường. Quả không phải ngẫu nhiên mà sau khi quyển nhất được phát hành, đã nhanh chóng được dùng làm sách Tập đọc cho học sinh thời bấy giờ.

“Có mới, nới cũ”, thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất. Trong bối cảnh xã hội giao thời những năm 20 của thế kỉ XX, với vai trò là những nhà sư phạm, Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân cảm thấy lo lắng trước quy luật “có mới nới cũ” của lòng người, nên có lẽ đã soạn “Cổ học tinh hoa” nhằm “mong cho các bạn thiếu niên ta nhớ đến nguồn gốc từ bao nhiêu nghìn năm từ trước, rõ các điển tích thường dẫn trong văn chương nước nhà, thêm được ít tài liệu có khi làm văn phải dùng đến, rộng được ít tri thức tuy thuộc về Cổ học mà thật khác nào “như thóc gạo, như vải lụa”, thường cần đến hàng ngày”.

Ôn cố tri tân. Đọc cũ biết mới. Cuốn sách là những đúc kết trí tuệ vượt thời gian, đầy tính thực tiễn trong xã hội hiện đại. Tuy có tên “Cổ học tinh hoa” nhưng những tri thức trong sách sẽ chẳng bao giờ trở nên cũ mòn hay lạc hậu. Bởi sau gần 100 năm, cuốn sách vẫn được xuất bản đều đặn bởi những giá trị mà nó mang lại. Đây cũng có thể coi là cuốn sách của gia đình, bởi chúng ta có thể cùng mở đọc với ông bà, bố mẹ, anh chị em, con cái… Cùng một lời đọc, cùng một lần nghe, mà nếu mang ra đàm luận, có lẽ mỗi thành viên lại hiểu ra một ý khác nhau, một tầng nghĩa khác nhau…

Cuốn sách “Cổ học tinh hoa” do Omega+ xuất bản được in theo bản in đầu tiên, do Vĩnh Long Thư Quán xuất bản năm 1926-1929, có bổ sung hệ thống chú thích. Tác phẩm nằm trong mảng Triết lý Tư tưởng thuộc Tủ sách Đời Người – Tinh tuyển cho người Việt. Là tủ sách cơ bản trong mọi gia đình Việt dành cho mọi thế hệ độc giả.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.