Cơ hội cho sinh viên thực tập tại các dự án chuyển đổi số ngành Tài chính tiêu dùng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nằm trong chiến lược phát triển nhân lực trẻ lĩnh vực tài chính tiêu dùng, mới đây Fe Credit triển khai chương trình thực tập sinh Finternship với mong muốn mở ra cơ hội học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho các bạn sinh viên trong môi trường tài chính chuyên nghiệp, giúp các bạn tự tin hơn về định hướng tương lai của bản thân.
Cơ hội cho sinh viên thực tập tại các dự án chuyển đổi số ngành Tài chính tiêu dùng

Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 1,7 triệu sinh viên Đại học, trong đó chỉ riêng TP.HCM có gần 50 trường Đại học với khoảng 600.000 sinh viên nên nhu cầu tìm nơi thực tập hiện đang rất cao. Một số doanh nghiệp trước nay, có tiếp nhận thực tập sinh nhưng thường chỉ tập trung cho sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường, trong khi đó nhiều sinh viên năm 2-3 vẫn có nguyện vọng đi thực tập nhằm định hướng nghề nghiệp tương lai.

Thấu hiểu được nhu cầu đó, với mong muốn thắp sáng ước mơ các tài năng trẻ Việt Nam, Fe Credit là một trong những công ty tạo ra chương trình thực tập sinh nhắm tới không chỉ sinh viên năm cuối, mà cả các sinh viên còn học năm 3.

Khác với những chương trình thực tập khác, chương trình Finternship (kết hợp từ Finance – Tài chính và Internship – Thực tập sinh) được triển khai ngay sau khi tình hình đại dịch được kiểm soát, nhằm giúp các bạn sinh viên định hướng sự nghiệp, giúp các bạn tự tin hơn về tương lai của mình, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế đang lấy lại động lực tăng trưởng và thông qua đó thể hiện sự đóng góp của công ty đối với cộng đồng và xã hội.

Chương trình được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu của doanh nghiệp và xây dựng xoay quanh hệ sinh thái văn hóa Life với 4 trụ cột: L – Learning opportunities (Cơ hội học hỏi); I - Income protection (Thu nhập đảm bảo); Future growth (Phát triển tương lai) và Exciting workplace (Nơi làm việc thú vị), Finternship mở ra cơ hội tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, đặt nền móng phát triển vững chắc cho sự nghiệp tương lai của các bạn sinh viên. Từ đó, sinh viên định hướng được con đường sự nghiệp của mình.

Mặc dù chỉ kéo dài 3 tháng nhưng chương trình vẫn đảm bảo trải nghiệm toàn diện theo mô hình học tập 70-20-10. Cụ thể, 70% trải nghiệm thực tế qua các dự án tại các phòng ban tiếp nhận; 20% thông qua việc quan sát cách thức hoạt động tại đơn vị, tìm lời khuyên, hỏi ý kiến, cũng như kèm cặp từ cấp quản lí và đồng nghiệp; và 10% từ các buổi đào tạo hội nhập, các khóa học kỹ năng mềm từ hệ thống e-learning được đầu tư thiết kế cho ngành tài chính tiêu dùng, cho đến các kiến thức, kỹ năng làm việc nền tảng mà đơn vị cung cấp.

Dù chỉ đang trong quá trình tham gia học hỏi, trải nghiệm và chưa phải làm việc chính thức, thực tập sinh Finternship vẫn nhận được các khoản hỗ trợ hàng tháng từ phía công ty giúp các bạn ổn định tài chính cá nhân và tập trung trải nghiệm chương trình để học hỏi được nhiều nhất những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tại công ty. Một số bạn thực tập sinh có kết quả thực tập tốt và đã hoàn tất các học phần tại trường còn trở thành nhân viên chính thức tại công ty ngay sau kỳ thực tập.

Tại buổi Tổng kết chương trình vào tháng 6 vừa qua, bạn Phan Trần Linh Sa – thực tập sinh của Trung Tâm Sáng Kiến chia sẻ: “Em thấy các anh chị trong công ty rất giỏi, thân thiện, và nhiệt tình. Về quy định làm việc thì không gò bó, tạo điều kiện thoải mái cho nhân viên làm việc”.

Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực của công ty, ông Phạm Mạnh Khôi cho biết: “Thông qua lộ trình học hỏi, trải nghiệm được thiết kế đặc biệt, chương trình Finternship là một bệ phóng giúp trang bị cho các bạn sinh viên hành trang cần thiết để thắp sáng hành trình tương lai. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh những chương trình bổ ích tương tự để mang đến nhiều cơ hội học hỏi, phát triển cho các tài năng trẻ của đất nước”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).