Có một đất nước không dùng tiền mặt để thanh toán

Tiền mặt giảm lưu thông trong các giao dịch, không là phương tiện để thanh toán. Thay vào đó, tiền di động đã “lên ngôi” ở Somalia.
Có một đất nước không dùng tiền mặt để thanh toán

Chỉ cần vài thao tác trên điện thoại, người dân Somalia đã có thể thanh toán cho mặt hàng mình vừa mua. Ahmed Farah Hassan hiện đang lái xe cho tổ chức phi chính phủ Kheyre Development & Rehabilitation Organization hào hứng chia sẻ: "Mọi việc ngày nay trở nên rất dễ dàng. Tôi không cần phải mang tiền mặt nữa. Chỉ cần dùng điện thoại để trả hóa đơn mỗi lần mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ nào đó thôi. An toàn lắm".

Có một đất nước không dùng tiền mặt để thanh toán ảnh 1

Tiền mặt dần bị loại bỏ trong thanh toán, thay vào đó là tiền di động lên ngôi.

Thành phố Mogadishu ngày nay đã hiện đại hơn rất nhiều. Tiền mặt dường như biến mất, thể tín dụng trở nên không cần thiết, việc mua sắm nhanh gọn, không mất thời gian với việc trả lại tiền thừa. Hệ thống ngân hàng của Somalia đã bổ sung thêm hay nói một cách khác là thay thế tiền mặt bằng tiền di động.

Gần như mọi người bán tại Mogadishu, kể cả hàng rong, đều chấp nhận thanh toán bằng điện thoại sử dụng EVC Plus. "Mang tiền mặt ở đây chẳng an toàn chút nào. Nếu có ai mua giầy hay vòng cổ của tôi, họ sẽ trả bằng điện thoại. Tôi không nhận tiền mặt đâu", Dhublawe Ibrahim Aden (25 tuổi) cho biết.

Thực tế, Kenya mới là nước nổi tiếng với công nghệ tiền di động và ứng dụng trong cuộc sống, nhưng Somalia đã mạnh dạn hơn trong việc sử dụng tiền di động trong cuộc sống.

Theo thống kê, cứ 100 người Somalia thì lại có 51 người có điện thoại, tăng đáng kể so với con số 22 người trước đây. Khoảng 40% người trưởng thành có tài khoản tiền di động, theo số liệu năm 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB).

Sau 2 thập kỷ nội chiến và đấu tranh chống khủng bố, kinh tế Somali trở nên kiệt quệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, quốc gia này đã dần hồi phục. Việc buôn bán trở nên sầm uất dọc các con đường ở trung tâm thủ đô Mogadishu. Điện thoại giúp người dân mọi việc, từ mua đồ trong siêu thị, mua cam ngoài chợ, đánh giày trên đường hay mua tách trả ở quán vỉa hè.

Năm 2011, Hormuud, công ty viễn thông đưa công nghệ tiền di động vào đất nước Đông Phi này, đã bỏ hệ thống cũ và đưa vào dịch vụ tiền điện tử EVC Plus, hiện có hơn 2,5 triệu người dùng. CEO của hãng - Ahmed Mohamed Yusuf cho biết người Somalia sống ở nước ngoài đã giúp dịch vụ này thêm phát triển do hàng năm, họ gửi khoảng 1,6 tỷ USD về nước.

Những năm gần đây, thiếu hệ thống ngân hàng bán lẻ và nỗi sợ chính trị bất ổn đã khiến dịch vụ này ngày càng trở nên quan trọng trong việc tái thiết đất nước. Hormuud giữ tiền của khách hàng, đóng vai trò như một nhà băng.

"Lý do chính dịch vụ này được áp dụng là hệ thống ngân hàng ở đây quá hạn chế. Mang tiền theo người cũng rất rủi ro, do chính trị còn bất ổn và chỉ vừa hồi phục sau hơn hai thập kỷ hỗn loạn", Yusuf cho biết.

Người dùng có thể chuyển tiền tối đa 3.000 USD mỗi ngày. EVC Plus cũng cho phép họ thanh toán tiền điện thoại cho bản thân và gia đình, trả hóa đơn điện nước và chuyển tiền. Người dùng cũng có thể thiết lập chế độ tự động thanh toán, tin nhắc nhở qua SMS và thông báo tình hình tài chính mà không cần kết nối Internet.

An Mai (Theo Reuters)

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.