Viện nghiên cứu khai thác biển của Pháp (Ifremer) đã tiến hành phân tích trong nước biển dọc bờ biển Pháp và họ đã không tìm thấy dấu vết của SARS-CoV-2 trong các mẫu được lấy.
Còn đối với bể bơi, trong một thông báo ngày 24 tháng 4, Hội đồng Sức khỏe Cộng đồng (HCSP) chỉ ra rằng không có nghiên cứu nào liên quan đến sự sống sót của SARS-CoV-2 trong bể bơi. Tuy nhiên, cơ quan y tế này đã chỉ định rằng nước hồ bơi dường như không phải là "nơi thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của virus. Virus có vỏ bọc - virus cúm hoặc virus thuộc họ corona - quá mỏng manh và tồn tại rất ngắn ở môi trường bên ngoài để có thể truyền đi trong bể bơi".
Một báo cáo từ Hội đồng nghiên cứu khoa học cấp cao Tây Ban Nha công bố vào tháng 5 vừa rồi chỉ ra rằng "trong các bể bơi và ở các khu spa, nơi sử dụng các chất khử trùng được thiết lập rộng rãi để tránh ô nhiễm nước do vi khuẩn gây ra bởi dòng người sử dụng, nồng độ còn lại của chất khử trùng có trong nước phải đủ cho sự bất hoạt của virus". Nói cách khác, nước bể bơi thường được xử lý bằng clo, giúp loại bỏ SARS-CoV-2.
Tổ chức Tây Ban Nha này cũng đảm bảo rằng "con đường truyền nhiễm SARS-CoV-2 chính ở các bãi biển, sông, hồ và bể bơi là dịch tiết đường hô hấp được tạo ra do ho, hắt hơi và tiếp xúc giữa người với người".
Vì vậy, việc đi bơi là an toàn khi tuân thủ các biện pháp vệ sinh cần thiết.