Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’…

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày trước, mỗi khi nghe có một gánh hát bội biểu diễn là bao người vội vã chuẩn bị, tất tả kiếm cho được một chỗ chen vào xem, hẹn hò cũng hát bội, yêu nhau cũng từ hát bội, vui buồn gì cũng hát bội… Nên mới có câu “Hát bội hành tội người ta’…

Kiếp tằm vương tơ

Giống như kiếp tằm, còn sống là vẫn còn vương tơ, hát bội âm thầm tồn tại, lặng lẽ cùng tháng năm. Và những nghệ sĩ cố giữ ánh lửa nghề không tắt trước những cơn gió mới của nghệ thuật, giải trí du nhập và phát triển rầm rộ.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 1

Một vỡ diễn của đoàn hát bội Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM.

Vào nghề từ năm 9 tuổi, đến nay đã hơn 50 năm theo nghề, nghệ sĩ Xuân Quan không khỏi ngậm ngùi khi chia sẻ “Đúng là dòng chảy cuộc đời, tận mắt chứng kiến những gì được cho là vàng son, tinh tuý dần dần phai nhạt, gần như sắp lùi vào dĩ vãng làm sao không khỏi đau lòng”.

"Nói đến hát bội người ta chỉ nhớ đến ánh hào quang khi đứng trên sân khấu, phấn son rực rỡ. Nhưng khi cởi bỏ lớp áo mão vua chúa, không còn tiếng vỗ tay của khán giả thì cũng quay về với đời thực và nếm trải đủ thăng trầm, tủi cực của nghề".

Đúng là như thế, gắn bó với sân khấu hát bội hơn nửa thế kỷ, NSƯT Xuân Quan đã bao lần rớt nước mắt khi thấy con đường mà mình và các đồng nghiệp đã chọn sao lắm gian truân. Thiếu kinh phí là một trong những nguyên nhân khiến bao nghệ sĩ trẻ, bao học viên đến rồi lại đi. Bởi, ngàn đời nay “có thực mới vực được đạo”…

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 2

NSƯT Xuân Quan trong một buổi tập tuồng cho các nghệ sĩ trẻ

Để các nghệ sĩ trẻ có thể bám trụ được với nghề bằng tất cả niềm đam mê nghệ thuật không phải là điều dễ dàng. So với các loại hình nghệ thuật khác, ngôn ngữ trong hát bội thường gây sự khó hiểu cho giới trẻ khi có sự kết hợp giữa tiếng Hán và tiếng Việt. Ngôn ngữ cổ điển in đậm trong từng lời thoại của nhân vật nên cũng khó để có thể hiểu lời thoại ngay trong phút chốc. Các cử chỉ, điệu bộ của hát bội cũng mang tính ước lệ nên đối với các diễn viên trẻ đó là một thách thức để họ nhập tâm trong từng vai diễn của mình.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 3

Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên họ sau mỗi đêm khi họ rời khỏi ánh đèn sân khấu.

Tìm kiếm được những tài năng có thể hát bội đã khó, để họ vững tin bước tiếp trên con đường nghệ thuật lại khó hơn gấp vạn lần. Đó là chưa kể gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên họ sau mỗi đêm khi họ rời khỏi ánh đèn sân khấu. Điều mà Ban giám đốc nhà hát luôn trăn trở là thu nhập của các nghệ sĩ hiện nay đang ở mức quá thấp. “Nhiều khi thấy đồng nghiệp phải gồng mình lo toan cho cuộc sống gia đình sau mỗi đêm diễn mà lòng xót xa. Chuyện mua sắm, du lịch, nghỉ dưỡng đối với anh em của đoàn là điều xa xỉ. Đời sống chật vật với đồng lương ít ỏi và số tiền bồi dưỡng cho mỗi đêm diễn (50.000-100.000 đồng/ suất diễn) đã làm không ít nghệ sĩ buộc phải rời bỏ ánh đèn sân khấu để mưu sinh”.

"Trời ơi, nói đến hát bội người ta chỉ nhớ đến ánh hào quang khi đứng trên sân khấu, phấn son rực rỡ. Nhưng khi cởi bỏ lớp áo mão vua chúa, không còn tiếng vỗ tay của khán giả thì cũng quay về với đời thực và nếm trải đủ thăng trầm, tủi cực của nghề". NSƯT Xuân Quan chia sẻ thêm.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 4

Khách quan mà nói, các vở hát bội đều có cốt truyện vừa hấp dẫn, gay cấn hồi hộp vừa là bài học nhân ái, đạo đức.

Không mong có lỗi với tiền nhân

Đã từ lâu rồi sự xuất hiện của những gánh hát bội không còn được người ta háo hức chờ đợi, những nghệ sĩ lặng lẽ đến rồi âm thầm ra về khi vở diễn kết thúc.

Nghiệp cầm ca xưa nay vẫn thường bị dè bỉu là "xướng ca vô loài". Đôi khi người nghệ sĩ cũng cảm thấy tủi thân. Bởi người ta chẳng thể nào thấu hết những điều mà người nghệ sĩ phải hi sinh để được cống hiến cho nghệ thuật. Sân khấu bạc, khán giả bạc, nhưng nghệ sĩ thì không bạc. Ở hát bội, người ta không tranh nhau một vai diễn hay hơn thua nhau mấy đồng tiền lương. Cùng một đam mê, cùng một cảnh ngộ họ thương nhau nhiều hơn.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 5
Vẽ mặt trong hát bội.

Kể cũng đúng, cuộc sống con người nếu không có đam mê, không có điều gì đó để ta cố gắng thì liệu có còn ý nghĩa. Hát bội bây giờ không đem đến cho người nghệ sĩ vinh hoa, hay sự nổi tiếng nhưng cho họ một cuộc đời đầy ý nghĩa, ít nhất là những giây phút được đứng trên sân khấu và nghe những tiếng vỗ tay. Và ít nhất, họ cũng sống trọn với nghề để không day dứt trong lòng mình có lỗi với tiền nhân.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 6

Dương Gia Tướng trên sân khấu hát bội.

Khách quan mà nói, các vở hát bội đều có cốt truyện vừa hấp dẫn, gay cấn hồi hộp vừa là bài học nhân ái, đạo đức. Cộng thêm hình thức biểu diễn đa dạng, trang phục đẹp mắt, nghệ sĩ biểu diễn mềm mại, uyển chuyển và những giá trị thực của nghệ thuật hát bội vẫn mãi còn đó và không thể mất đi một cách dễ dàng. Tuy nhiên hiện nay, bộ môn này đang ở vào giai đoạn vô cùng khó khăn. Tình trạng mất dần người mộ điệu đang làm cho sân khấu hát bội ngày càng trở nên èo uột. Vì thế, hơn bao giờ hết, nghệ thuật hát bội cần có sự định hướng mới, phải có chiến lược bảo tồn đúng tầm.

Còn đâu ‘Hát bội hành tội người ta’… ảnh 7

Nghiệp cầm ca xưa nay vẫn thường bị dè bỉu là "xướng ca vô loài"...

Khó khăn thế hệ kế thừa

Thời gian qua, lực lượng nghệ sĩ trình diễn sân khấu tại Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM mỗi năm cứ giảm dần, dù nhà hát vẫn có nỗ lực rất nhiều trong tổ chức đào tạo, tìm kiếm, rộng cửa chào đón lớp trẻ đầu quân về để kế thừa, thế nhưng kết quả vẫn không như ý.

Với một vở tuồng 2-3 giờ, khi đảm nhận một vai diễn sử dụng nhiều kỹ thuật, trình thức vũ đạo, người nghệ sĩ hát bội luôn phải chịu áp lực rất lớn về thể lực, thế nên, cùng một lúc phải đảm nhận nhiều vai trong một vở diễn rất dễ bào mòn sức khỏe, tinh thần. Nghề hát bội lao lực là thế, lại phải gồng gánh thêm trách nhiệm ra sức bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị nghệ thuật trong đời sống hiện đại.

Điều đáng nói là với công sức bỏ ra như thế nhưng nhu nhập của nghệ sĩ, diễn viên lại không cao. Đó là nghịch lý tồn tại bao lâu nay, khiến không ít bạn trẻ dù có thích hát bội, có năng khiếu, cũng khó chấp nhận theo đuổi nghề đến cùng.

Thực trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cho hoạt động chuyên môn của nhà hát cũng đã được dự báo từ cả chục năm qua.

Với loại hình nghệ thuật đặc thù như hát bội (hiện không có trường đào tạo), việc xét tuyển viên chức yêu cầu diễn viên, nhạc công phải có bằng cấp chuyên môn, tối thiểu là bằng trung cấp diễn viên cũng là vấn đề nan giải.

- Ông Võ Hồ Hoàng Vũ - Phó Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP.HCM.


 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.