Con đường gốm sứ lập kỷ lục Guinness bị phá dỡ: Đẹp hay chưa đẹp?

Việc “Con đường gốm sứ” bị phá dỡ hơn 600 m lại khiến dư luận sôi nổi luận bàn: Con đường này đẹp hay không đẹp?
Con đường gốm sứ lập kỷ lục Guinness bị phá dỡ: Đẹp hay chưa đẹp?

Người khen đẹp không đưa ra được những tiêu chuẩn chứng minh nó đẹp, ngoài việc khẳng định đây là công trình văn hóa cần được bảo tồn. Họ cho rằng “nên cắt từng lớp bức tường chuyển nguyên trạng sang những nơi như công viên…”.

Có lẽ đây là một điều bất khả thi song ngay cả tháo dỡ được thì liệu có đáng làm khi chi phí tốn kém? “Chỉ xứng đáng làm vậy với những công trình có giá trị lịch sử được chọn lọc mà thôi. Còn con đường gốm sứ chỉ là “một tác phẩm mosaic (ghép mảnh, khảm) đương đại, giá trị vẫn còn phải tranh cãi”, một ý kiến đáng nghĩ.

Tranh luận về giá trị thẩm mỹ của “con đường gốm sứ” chưa bao giờ nguội. Cách đây 3 năm có một người con Hà Nội, một nghệ sỹ sống xa quê có dịp trở về nơi chôn rau cắt rốn đã viết những dòng tâm huyết. Người này miêu tả “bức tường ghép gốm như một trang trí công cộng tầm thường gần gũi với dạng tranh vẽ bên ngoài tường rào của các nhà trẻ hay các trường mầm non hiện nay”.

Ngay trong bài viết nghệ sỹ cũng đã dự báo, sớm muộn bức tường ghép gốm sứ cũng bị “dỡ bỏ hồn nhiên”, vì “sai lầm tổng thể của kiểu thức tường rào ngớ ngẩn phi thẩm mỹ của nó đã xâm hại sinh hoạt của cư dân hai bên đê”. Dự đoán của nghệ sỹ này có phần đúng. Nay “con đường gốm sứ” bị phá dỡ 600 m không phải do xâm phạm sinh hoạt của cư dân hai bên đê, mà để mở rộng đường đến cầu Nhật Tân.

Đừng nghĩ chỉ nghệ sỹ có “gu” thẩm mỹ cao mới chê “con đường gốm sứ”. Nhân chuyện nó bị phá dỡ, nhiều người dân bình thường mới lên tiếng bày tỏ thái độ: “Sau bao năm, tôi vẫn chưa thấy nó đẹp ở chỗ nào”; “Không thấy nó đẹp gì cả.

Thà trồng cây leo bám vào tường để có không gian xanh còn đẹp và có ích hơn. Gốm sứ mùa nóng thêm nực lại lòe loẹt…”; “Con đường gốm sứ không đẹp, các đoạn liên kết rời rạc, tạo hình ngô nghê”…

Tác giả của “Con đường gốm sứ” nói gì khi khi  “con cưng” của mình bị đụng đến? Đương nhiên chị thấy tiếc vì nhiều lẽ, nhất là sự phá dỡ ảnh hưởng đến chứng nhận kỷ lục Guinness trao cho công trình.

(“Con đường gốm sứ” được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới). Nhưng công nhận “dài nhất thế giới” có quan trọng đến thế không? Có khác sự công nhận cái bánh to nhất hay bộ móng tay, bộ râu… dài nhất thế giới?

Cũng nhân dịp này, tác giả “Con đường gốm sứ” mong muốn được cấp kinh phí để phục dựng đoạn tranh đã đành, chị còn mong tiếp tục mở rộng con đường gốm sứ. Một công trình còn có những băn khoăn không dứt về mặt thẩm mỹ, nhân lúc này, có nên làm cuộc “định giá” lại một cách nghiêm túc thay vì tính toán mở rộng?

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?