Công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 24/5, sự kiện công bố Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu 2023 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã diễn ra tại Hà Nội.
Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Với chủ đề “Công nghệ trong giáo dục: Công cụ cho đối tượng nào?”, sự kiện được tổ chức bởi Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đồng tổ chức.

Theo báo cáo, Đông Nam Á là khu vực xem công nghệ là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Các giải pháp công nghệ đã giúp mở rộng cơ hội giáo dục và học tập cho một số đối tượng, tăng khả năng tiếp cận với các tài nguyên dạy và học. Chẳng hạn, 96% học sinh ở Singapore, 77% ở Thái Lan và 59% ở Indonesia học tại các nhà trường có nền tảng học tập trực tuyến. Ở Philippines, hơn 4 500 tài nguyên giáo dục mở đã tiếp cận hơn 10,5 triệu người dùng vào năm 2021. Công nghệ cũng duy trì việc học tập trong những trường hợp khẩn cấp như đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhận định, Chính Phủ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quá trình hoạch định chính sách luôn coi công nghệ là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển giáo dục. “Thách thức về đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong tiếp cận công nghệ giữa các vùng miền, giữa các nhóm đối tượng khác nhau là vấn đề cần được lưu tâm”, Thứ trưởng Phúc nhấn mạnh.

Ông Jonathan Baker, Đại diện UNESCO tại Việt Nam, cho rằng: “Đại dịch đã đẩy nhanh việc tích hợp công nghệ trong giáo dục, làm sáng tỏ những lợi ích mà công nghệ mang lại cũng như những thách thức và hạn chế của nó”.

Tuy nhiên, nhiều người lại bị loại khỏi tiềm năng mạnh mẽ của công nghệ này. Báo cáo chỉ ra những khoảng trống tồn tại trong quá trình ứng dụng công nghệ vào giáo dục: khoảng cách giàu nghèo.

Trong đại dịch COVID-19, khả năng học từ xa của học sinh từ các hộ nghèo nhất ít hơn 34% so với học sinh từ các hộ giàu nhất. Bên cạnh đó, sự bất bình đẳng về khả năng sử dụng công nghệ và sự tự tin trong sử dụng công nghệ cũng là rào cản cho sự phát triển của ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

Cập nhật về thực trạng sử dụng công nghệ trong lớp học tại Việt Nam, GS. TS - Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chia sẻ: “Hơn 70% học sinh phổ thông cho rằng các ứng dụng công nghệ rất có lợi cho việc học của họ. Hơn 95% giáo viên tin rằng việc tích hợp công nghệ vào giảng dạy giúp cải thiện kết quả và thành tích học tập của học sinh, tăng sự hứng thú và động lực, đồng thời thúc đẩy tính tự chủ trong học tập của các em”.

Báo cáo đặt ra câu hỏi cho các nhà giáo dục về vấn đề sử dụng công nghệ trong giáo dục để đảm bảo một nền giáo dục công bằng, bình đẳng, không bỏ ai lại phía sau. Tại buổi công bố, các đại biểu đến từ các quốc gia khác nhau đã đưa ra quan điểm, phân tích sâu và chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục.

Báo cáo Giám sát Giáo dục toàn cầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là ấn phẩm độc lập hằng năm được biên soạn bởi nhóm Báo cáo GSGDTC, cùng hợp tác với Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO). Báo cáo bao gồm 11 quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Thanh Huyền

Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
Ô nhiễm tiếng ồn ở mức báo động tại thủ đô của Bangladesh
(Ngày Nay) - Ô nhiễm tiếng ồn tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) đang ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người dân. Đây là kết luận của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm Khí quyển (CAPS) tại Đại học Stamford và được trang tin United News of Bangladesh (UNB) công bố ngày 1/7.
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
Phát triển công nghiệp văn hóa bền vững từ nguồn lực cộng đồng sáng tạo
(Ngày Nay) - Việc thúc đẩy các chiến lược quốc gia về phát triển các ngành công nghiệp văn hoá từ năm 2020 đến nay đã hình thành một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức sáng tạo trong nước. Từ đây cung cấp cơ sở thể nghiệm, thực hành và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hoá của nghệ sĩ và người làm sáng tạo.
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
Infographic tình hình kinh tế-xã hội tháng 6 và sáu tháng đầu năm 2024
(Ngày Nay) - Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, quyết liệt, sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.