Công nghệ và đổi mới giúp Việt Nam "trỗi dậy" trong lĩnh vực ICT

(Ngày Nay) - Việc sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), được xếp hạng thứ 39 toàn cầu vào năm ngoái, đã trở thành động lực công nghệ ngày càng tăng ở Việt Nam.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo hãng tin CNA của Singapore, Việt Nam đang nhanh chóng nổi lên như là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á, nhờ lực lượng lao động trẻ có trình độ đang tạo dấu ấn trong ngành công nghệ và kinh doanh toàn cầu.

Cũng theo CNA, bất chấp những bất ổn toàn cầu và động lực thương mại thay đổi, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong nửa đầu năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,42%, lọt vào danh sách 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Việc tập trung mạnh vào công nghệ và đổi mới đang giúp Việt Nam “trỗi dậy” trong lĩnh vực công nghệ thông tin-truyền thông (ICT) và công nghiệp bán dẫn.

CNA nhấn mạnh với hơn 70.000 công ty công nghệ, ngành công nghệ thông tin của Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể.

Các chuyên gia công nghệ lành nghề của Việt Nam, cùng với tầm nhìn chuyển đổi số quốc gia, đã đưa đất nước thành một trung tâm hấp dẫn cho các tài năng mới nổi, cũng như cho nghiên cứu và phát triển.

Các “gã khổng lồ” công nghệ toàn cầu như Amazon, Samsung, Sumitomo Corporation và Lego đã thiết lập hoạt động tại Việt Nam để tận dụng các tiềm năng.

Ngoài ra, việc Việt Nam sẵn sàng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), xếp hạng thứ 39 toàn cầu vào năm ngoái, cùng với mục tiêu sẽ trở thành quốc gia đóng góp chính vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu vào năm 2045, đã làm nổi bật động lực công nghệ ngày càng tăng ở nước này.

Về thu hút đầu tư, CNA cho rằng với các hiệp định thương mại tự do bao trùm 56 thị trường, Việt Nam đã trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mức đầu tư đạt hơn 36 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 32% so với năm trước đó.

Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 7 về Chỉ số vị trí dịch vụ toàn cầu năm 2023 và là 1 trong 5 quốc gia thu hút hơn 10% đầu tư mới toàn cầu kể từ năm 2017.

CNA nhận định các công ty toàn cầu ngày càng chuyển hướng sang Việt Nam để đa dạng hóa hoạt động, bởi Việt Nam có vị trí chiến lược, lực lượng lao động lành nghề và các chính sách có lợi cho doanh nghiệp.

Với độ tuổi trung bình là 33,1, dân số trẻ của Việt Nam đào tạo ra 57.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hằng năm, trở thành một trong những nguồn nhân lực công nghệ thông tin chính của thế giới.

Hiện có hơn 1 triệu người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của đất nước trong ngành.

Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
Tăng tốc chuyển đổi các thuê bao 2G cuối cùng trước ngày tắt sóng
(Ngày Nay) - Từ đầu năm 2024 đến nay, Viettel đã hỗ trợ chuyển đổi hơn 8 triệu thuê bao lên thiết bị 4G trên cả nước. Hiện tại, trên toàn mạng Viettel còn khoảng 500.000 thuê bao sử dụng máy 2G. Dự kiến, Viettel sẽ hoàn thành xong việc chuyển đổi cho số lượng khách hàng này trước ngày 15/10 – thời điểm tắt sóng 2G.
Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
Việt Nam tin tưởng vào quá trình hợp tác với WIPO
(Ngày Nay) -  Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ngày 26/9 đã tổ chức lễ công bố báo cáo về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2024.
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
Những kẻ lừa đảo chỉ cần 3 giây để sao chép giọng nói bằng AI
(Ngày Nay) -  Ngân hàng trực tuyến Starling Bank của Anh vừa cho biết hàng triệu người có thể bị lừa bởi những kẻ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để sao chép giọng nói. Ngân hàng này cảnh báo rằng chỉ cần 3 giây âm thanh từ một video đăng trên mạng xã hội, kẻ gian có thể dùng AI để tạo ra bản sao giọng nói của nạn nhân. Sau đó, chúng tiếp cận bạn bè và người thân của họ để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo, yêu cầu chuyển tiền bằng giọng nói đã được sao chép.