Công ty đăng ký vốn hơn 144 nghìn tỷ đồng: Đăng ký khi say rượu, có thể tạo sự khác biệt?

(Ngày Nay) - Liên quan đến việc một doanh nghiệp mang tên Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC (USC Interco) được thành lập tháng 1/2020 đã đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký lên đến 144 nghìn tỷ đồng gây xôn xao dư luận những ngày qua, thêm nhiều thông tin bất ngờ đã được người trong cuộc tiết lộ.
Trụ sở chính của "siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn hơn 144 nghìn tỷ đồng.
Trụ sở chính của "siêu doanh nghiệp" đăng ký vốn hơn 144 nghìn tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí, bà Kim Thị Phương - một trong ba cổ đông sáng lập USC Interco (đăng ký góp 43,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ) đã tiết lộ thêm nhiều thông tin bất ngờ liên quan đến “siêu doanh nghiệp” này. 

Theo đó, bà Phương cho biết: ngày 27/2, bà đã tới Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội để hủy hồ sơ, hủy công ty. Sau khi một số người nhà của bà tình cờ đọc được thông tin trên báo và biết được bà chính là một trong ba cổ đông góp vốn hàng chục nghìn tỷ đồng để thành lập công ty USC, cuộc sống của gia đình bà  Phương đã bị đảo lộn nghiêm trọng.

Sau đó, bà Phương đã gọi điện cho một cổ đông khác của USC Interco và nhận được câu trả lời từ ông này nói rằng: "chắc là nhầm lẫn con số khi đi đăng ký vì hôm đó uống rượu say". 

"Tôi đi xin hủy bỏ hồ sơ, hủy bỏ công ty rồi. Giấy tờ đầy đủ rồi, thứ hai này ra là xong thôi. Khổ quá, mấy ông kia uống rượu vào, nhiều chữ số quá nên ghi nhầm vào đấy. Tôi nào có biết gì, giờ già rồi, còn đang chạy ăn từng bữa thì lấy đâu tiền góp vốn ", bà Phương chia sẻ. 

Qua lời kể của bà Phương, bà Nguyễn Hoàn Sơn vì cùng làm nghề buôn nước khoáng từ trường. Qua ông Sơn, bà Phương quen ông Phong. Ông Phong cũng chính là người đại diện theo pháp luật và giữ chức danh giám đốc của công ty này.

Nói về lý do ban đầu thành lập doanh nghiệp, bà Phương cho biết: ông Nguyễn Hoàn Sơn - một cổ đông khác của USC Interco chính là người khởi xướng và tư vấn cho những người khác. Vì gia đình bà Phương làm nghề kinh doanh nước khoáng, bà cũng muốn có một thương hiệu riêng để làm ăn nên đã nhận lời tham gia chung cùng các cổ đông khác.

Khi các thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện và nhận giấy tờ để ký, bà Phương nghĩ rằng doanh nghiệp làm chung này có quy mô vốn cùng lắm chỉ vài tỷ đồng, mấy người cùng góp vào để làm ăn chứ bà hoàn toàn không ngờ quy mô vốn lại "bị ghi nhầm" lại lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng như vậy. Bà muốn kết thúc sớm mọi chuyện để trở về cuộc sống bình thường.

“Có doanh nghiệp thì vẫn hơn chứ, lúc đó mình sẽ tự kinh doanh được nên mới đồng ý làm chung . Cũng may là biết mà hủy sớm chứ không thì sau phát sinh chuyện gì không biết rồi sẽ ra sao", bà Phương nói.

Thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho thấy, vốn đăng ký bình quân doanh nghiệp thành lập mới tháng 1/2020 đã tăng đột biến 115% do có một doanh nghiệp mới lập với số vốn 144.000 tỷ đồng, chiếm gần 54% tổng vốn đăng ký lập mới cả nước. Theo Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, doanh nghiệp này là Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư quốc tế và Dịch vụ thương mại USC.

Chia sẻ ý kiến cá nhân dưới một góc nhìn rất khác về câu chuyện “siêu doanh nghiệp” 144 nghìn tỷ này, TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện Trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, không có gì là đáng ngờ, đó là hiện tượng bình thường của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, vẫn phải giám sát doanh nghiệp này vì đây là trường hợp "đặc biệt” và "bất thường" nhưng vẫn hợp pháp.

"Suy nghĩ một cách tích cực thì có những người có ý tưởng điên rồ và chính những ý tưởng điên rồ đó tạo sự khác biệt trong thị trường. Họ có thời gian 90 ngày để góp đủ vốn. Cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm tra, ghi lại con số thực tế họ góp vốn. Nếu họ góp không đủ số vốn đăng ký thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật", ông Cung nói.

Công ty đăng ký vốn hơn 144 nghìn tỷ đồng: Đăng ký khi say rượu, có thể tạo sự khác biệt? ảnh 1

TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).