COVID-19 khiến hệ thống rạp chiếu phim Việt đứng ngồi không yên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Do dịch COVID-19 bùng phát trở lại, các rạp chiếu phim đang đối mặt với tình huống bấp bênh khi chỉ còn 1 tuần nữa là loạt phim Tết ra mắt (vào ngày Mồng 1 Tết Nguyên đán).
Nhận thức tốt về dịch bệnh, khán giả và rạp chiếu đều chủ động chống ''làn sóng'' COVID-19 mới. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Nhận thức tốt về dịch bệnh, khán giả và rạp chiếu đều chủ động chống ''làn sóng'' COVID-19 mới. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)

Đợt dịch COVID-19 bùng phát cuối năm Canh Tý một lần nữa gây xáo trộn cuộc sống của người dân khi diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường hơn so với hai đợt trước đó.

Và, dù đã lên phương án đối phó, nhưng các hệ thống rạp chiếu Việt Nam đang ngồi trên đống lửa vì vụ phim Tết đã rất cận kề...

Dự báo doanh thu giảm mạnh

Theo thông tin từ nhà sả xuất, "Lật mặt 5: 48H" chắc chắn trụ rạp và ra mắt đúng ngày Mồng 1 Tết (12/2) trong khi đó "Gái già lắm chiêu V: Những cuộc sống vương giả” đã chính thức công bố rời khỏi cuộc đua phim Tết.

Chia sẻ về lý do rút lui, bộ đôi đạo diễn Nam Cito và Bảo Nhân nhấn mạnh mục đích “đảm bảo cho tác phẩm của mình được trình chiếu một cách suôn sẻ, nhận được nhiều sự đón nhận nhất từ khán giả khắp cả nước.”

Động thái của “Gái già lắm chiêu" để lại cho khán giả nhiều suy đoán về số phận của “Bố già” và “Trạng Tý phiêu lưu ký.” Bởi lẽ, với tình hình dịch bệnh, nguy cơ doanh thu giảm là khó có thể tránh khỏi.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Giám đốc điều hành Galaxy Cinema cho biết hàng năm tổng doanh thu thị trường phim Tết đạt mức 250-300 tỷ đồng trong 2 tuần kể từ khi ra mắt (từ Mồng 1 đến Rằm tháng Giêng).

“Với 4 cái tên đáng gờm kể trên, chúng tôi từng kỳ vọng sự bùng nổ sau một năm thị trường yên ắng và rạp chiếu hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên với tình hình dịch như thế này, tôi không chắc doanh thu có đạt nổi 50% năm ngoái không,” bà cho biết.

“Vào hồi đầu năm 2020, khi tin dịch mới 'râm ran,' khán giả đi xem phim ít đi và doanh thu cũng đã sụt giảm tới một nửa. Đó mới là con số tính riêng trong 10 ngày Tết, còn trong cả tháng Giêng và thời gian sau Tết thì doanh thu giảm tới 70%,” ông Lê Hoàng Minh, giám đốc điều hành BHD cho biết.

Bà Mai Hoa nhận định thêm, nếu tình hình dịch không gây ảnh hưởng tới Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phía Nam có thể sẽ khởi sắc hơn so với phía Bắc. Tuy nhiên, hiện nay ‘Gái già lắm chiêu V’ đã dời lịch chiếu Tết nên phía cụm rạp này vẫn đang chờ xem quyết định tiếp theo của nhà sản xuất và nhà phát hành của 3 phim còn lại.

"Điều này phụ thuộc phần lớn vào tình hình dịch được kiểm soát đến đâu. Mong là năm nay chúng ta vẫn có cái Tết bình an và đến rạp trong cảm giác thoải mái, an toàn," bà Mai Hoa kỳ vọng.

Các rạp chống dịch thế nào?

Sau một năm đầy sóng gió bởi dịch bệnh, nên với đợt dịch này, phần lớn các cụm rạp đều đã “bật chế độ sẵn sàng tác chiến” trước nguy cơ COVID-19 lây lan trong cộng đồng.

Cụ thể, các hệ thống rạp chiếu như CGV, BHD… đã chủ động đưa các biện pháp phòng dịch trở lại như bọc màng kháng khuẩn cho tay nắm cửa, thực hiện đo nhiệt độ tại cửa rạp, khử khuẩn tay, yêu cầu đeo khẩu trang... với cả khách và nhân viên.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết hãng sẵn sàng tái khởi động chương trình chống dịch như với đợt tháng 3/2021 nếu tình hình trở nên phức tạp hơn. Cụm rạp cũng chờ chỉ đạo mới nhất từ nhà chức trách.

Đại diện truyền thông của CGV cho biết: “Hiện nay các rạp CGV khu vực rạp phía Nam đã thực hiện khử khuẩn, đeo khẩu trang, phát video truyền thông về các bước an toàn dịch tại rạp… Dù chưa phải thực hiện giãn cách nhưng chúng tôi bám sát hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong tình huống phát hiện khách có dấu hiệu ho, sốt, chúng tôi lập tức gọi tới đường dây nóng của cơ quan chức năng...”

Phía cụm rạp CGV cũng cho biết lượng khách đặt vé online chiếm gần 90% các giao dịch, điều đó cho thấy khách hàng hiện nay đã có thái độ tự bảo vệ bản thân tốt hơn.

Theo Vietnamplus
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.