Các nhà nghiên cứu phát hiện, trong số hơn 1.900 bệnh nhân mắc COVID-19, 1,6% bị đột quỵ, so với 0,2% trong số gần 1.500 bệnh nhân bị cúm nặng. Tiến sĩ Neal Parikh, tại Weill Cornell cho biết: Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 nên thận trọng với các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ, bởi vì chẩn đoán kịp thời có thể cho phép điều trị đột quỵ hiệu quả.
Theo các nhà khoa học, kết quả của nghiên cứu về cơ bản ủng hộ quan niệm rằng, nhiễm COVID-19 nghiêm trọng hơn nhiễm cúm.
Trong nghiên cứu, Parikh và các đồng nghiệp đã so sánh tỷ lệ đột quỵ ở bệnh nhân COVID và bệnh nhân cúm ở hai bệnh viện thành phố New York. Bệnh nhân bị COVID-19 được đánh giá từ ngày 4/3 đến ngày 2/5, trong khi các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu cúm từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/5/2018.
Tiến sĩ Larry Goldstein, khoa thần kinh tại Đại học Kentucky cho biết, nhiễm trùng và các tình trạng viêm khác là yếu tố nguy cơ của đột quỵ, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bệnh nhân mắc COVID-19 có thể bị đột quỵ do biến chứng của nhiễm trùng. Bệnh COVID-19 cũng có liên quan đến cục máu đông có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Theo các nhà khoa học, SARS-CoV-2 có thiên hướng gây ra một số mức độ đông máu do sự gia tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Loại virus này tấn công các tế bào xếp thành mạch máu, đây là một lý do làm tăng nguy cơ đông máu dẫn đến đột quỵ.
Do những rủi ro này, bệnh nhân COVID-19 nên được theo dõi các dấu hiệu đông máu. Nói chung, mọi bệnh nhân mắc COVID-19 đều nên được sử dụng thuốc làm loãng máu ở mức độ thấp để thử và ngăn ngừa cục máu đông. Những bệnh nhân bị cục máu đông được dùng thuốc làm loãng máu với liều cao hơn để ngừa biến chứng. Cả bệnh nhân COVID trẻ và già đều có thể phát triển cục máu đông, với nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Azhar nhấn mạnh.
Ở một số bệnh nhân, đột quỵ có thể là dấu hiệu đầu tiên của COVID-19. Trong nghiên cứu này, hơn một phần tư bệnh nhân đã đến phòng cấp cứu vì đột quỵ và sau đó được chẩn đoán mắc COVID-19. Tuy nhiên, khuyết tật sau đột quỵ có thể là tác động lâu dài của virus.
COVID-19 tăng nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần so với cúm
Cả cúm và COVID-19 đều có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhưng tỷ lệ xuất hiện đột quỵ ở COVID-19 cao hơn gấp tám lần so với cúm. Một nghiên cứu mới cho thấy.
Ảnh minh họa |
Theo SKĐS