Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), mặc dù số lượng ca mắc ung thư vú vẫn gia tăng, đặc biệt ở phụ nữ trẻ và những nhóm người như người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương nhưng tỉ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm đáng kể. Từ năm 1989, tỉ lệ tử vong đã giảm tới 44%. Phụ nữ dưới 50 tuổi tăng 1,4% tỉ lệ mắc bệnh hàng năm, trong khi các nhóm khác đối mặt với nguy cơ cao gấp 2,5 lần.
Các yếu tố rủi ro như béo phì, rượu và thực phẩm chế biến sẵn được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca chẩn đoán. Tuy nhiên, bà Karen Knudsen, Giám đốc điều hành ACS, cho biết điều đáng mừng là với những tiến bộ mới trong điều trị. Hiện tại, có gần 19 triệu người sống sót sau ung thư tại Hoa Kỳ, và con số này sẽ tiếp tục tăng.
Áp lực tài chính và sự hỗ trợ cộng đồng
Bên cạnh nỗi lo về sức khỏe, nhiều phụ nữ mắc ung thư vú phải đối diện với gánh nặng tài chính. Hơn một nửa số bệnh nhân và người sống sót cho biết họ đã phải chịu khoản nợ y tế. 3 trong số 5 bệnh nhân gặp khó khăn tài chính, bao gồm việc phải nghỉ làm không lương hoặc mất bảo hiểm y tế.
Shannon Barette, một người sống sót sau căn bệnh ung thư vú, đã chia sẻ câu chuyện của mình khi được hỗ trợ từ cộng đồng Hope Lodge của ACS. Nhờ sự giúp đỡ này, cô có thể tập trung vào quá trình điều trị và phục hồi mà không phải lo lắng về chi phí. Barette nhấn mạnh rằng: “Phụ nữ cần được tập trung vào việc chữa trị và phục hồi sức khỏe, thay vì lo lắng về các hóa đơn.”
Sự tự tin sau cuộc chiến
Một số phòng khám hiện đang cung cấp dịch vụ miễn phí, giúp phụ nữ xóa đi những dấu vết xạ trị sau khi kết thúc điều trị. Tiến sĩ Kevin Tehrani, một bác sĩ phẫu thuật tại New York, cho biết việc xóa những dấu vết này giúp phụ nữ cảm thấy tự tin hơn, thoải mái hơn với cơ thể của mình. Đây cũng là một phần trong quá trình giúp họ vượt qua những khó khăn trong hành trình chống lại căn bệnh.
Những nỗ lực của cộng đồng không chỉ giúp phụ nữ sống sót sau ung thư vú mà còn khuyến khích họ tiếp tục sống một cuộc sống tràn đầy niềm tin và hy vọng.