Cuộc khủng hoảng thoát nước đô thị trên toàn thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trận lũ lụt lịch sử ở Dubai vào tháng 4 là minh chứng cho thấy kỹ thuật xây dựng đô thị đang thất bại trong cuộc “kiểm tra” về đối phó với biến đổi khí hậu. Cho dù các đô thị trên toàn cầu có quy mô và hiện đại đến đâu, chúng vẫn phải loay hoay tìm cách thoát nước khi mưa lớn xối xả.
Cuộc khủng hoảng thoát nước đô thị trên toàn thế giới

Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và những thành phố tương tự khác được xây dựng trên các khu vực trước đây không thể sinh sống được. Dubai hình thành từ trên cát, một môi trường tự nhiên khiến nước thấm vào đất rất dễ dàng. Nhưng khi đổ một lượng lớn bê tông lên trên địa hình tự nhiên của Dubai, các nhà phát triển đã ngăn đất hút nước hiệu quả.

Thách thức thoát nước sẽ tiếp tục đe dọa các thành phố lớn trên toàn cầu như Dubai khi phải đối mặt với những trận mưa lớn và thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.

Kiến trúc sư Ana Arsky, CEO của công ty khởi nghiệp 4 Habitos Para Mudar o Mundo, phân tích với kênh CNBC (Mỹ): “Chúng ta có những nơi thoát nước tự nhiên đưa nước trực tiếp đến các tầng ngậm nước và sau đó đi vào nguồn nước dự trữ. Khi chúng ta lát đường, nó không còn ở đó nữa”.

Dân số gia tăng nhanh chóng gắn liền với xu hướng đô thị hóa toàn cầu làm tăng thêm rác thải. Rác thải nhựa không hấp thụ nước tốt và chúng gây khó khăn cho hệ thống thoát nước. Nếu không có chuẩn bị thích hợp, các cống thoát nước nhân tạo đầy rác thải và ô nhiễm không thể hấp thụ lượng nước tăng lên, dẫn đến ứ đọng và lũ lụt.

Ông Tiago Marques, CEO của Greenmetrics.AI (Bồ Đào Nha) cho biết: “Các hệ thống thoát nước mưa không thích ứng với dòng chảy mà chúng ta đang thấy hiện nay do biến đổi khí hậu và lượng mưa tập trung lớn. Bạn có thể nhận thấy tình trạng ứ đọng của hệ thống thoát nước. Điều này cuối cùng gây ra lũ lụt đô thị, cho dù bạn đang nói về đường hầm, đường cao tốc hay những khu vực thấp nhất của thành phố”.

Greenmetrics.AI sử dụng cảm biến và phân tích dữ liệu để dự đoán tác động của lượng mưa từ đó tư vấn cho cộng đồng. Greenmetrics.AI hiện đang làm việc với chính quyền ở 6 thành phố Bồ Đào Nha. Ông Marques cho biết người dân có xu hướng đổ lỗi cho các quan chức thành phố khi lũ lụt xảy ra vì đã không làm sạch hệ thống thoát nước đúng cách. Tuy nhiên, ở thành phố Porto xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở một số khu vực vào năm 2023 trong khi hệ thống thoát nước đã được làm sạch trước đó. Ông Marques phân tích: “Lượng nước dâng cao và bất thường đến mức về cơ bản nó cuốn trôi tất cả cành cây và thậm chí cả rác vào hệ thống thoát nước vốn sạch sẽ trước đó và làm tắc nghẽn chúng. Khi lượng nước này bắt đầu chồng chất lên, chính quyền sẽ rất khó nắm được chính xác điều gì đang xảy ra ở mọi nơi cùng một lúc”.

Nếu nắm được rõ hơn về các kiểu thời tiết, chính quyền có thể dọn sạch cống và mảnh vụn trước khi lũ lụt ập đến. Trong trường hợp lũ lụt là không thể tránh khỏi, công nghệ có thể giúp người dân có thời gian sơ tán hoặc để các nhà lãnh đạo đóng cửa các địa điểm rủi ro để giảm thiểu thương vong.

Ông Marques khẳng định: “Thích ứng với biến đổi khí hậu có nghĩa là xây dựng các công nghệ đối phó”.

Công ty khởi nghiệp Vapar chuyên chế tạo robot thoát nước và kiểm tra đường ống để tìm ra vấn đề trước khi các cơn bão lớn ập đến, đã hợp tác với chính phủ Australia và Anh.

Công ty 4 Habitos Para Mudar o Mundo của ông Arsky trong khi đó giúp các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng phân loại rác thải với sự trợ giúp của trí tuệ nhân tạo để có thể xử lý ở những khu vực thích hợp nhằm giảm thiểu tác động đến hệ thống thoát nước. Họ cũng đang nghiên cứu phát triển vật liệu xây dựng đủ bền cho các công trình nhưng đủ xốp để đất tự nhiên trong khu vực vẫn có thể hấp thụ nước.

Ông Arsky nói rằng lũ lụt thường xuyên hơn ở những thành thị đông dân nhất thế giới là một lời nhắc nhở: “Biến đổi khí hậu không có địa chỉ cụ thể”.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).