Cứu thành công bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

(Ngày Nay) - Hai bệnh nhân vừa thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm - Whitmore sau khi được chẩn đoán và điều trị kịp thời tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái.

Theo thông tin từ VOV, ngày 9/9, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái tiếp nhận bệnh nhân Vi Văn Lợi, ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái nhập viện trong tình trạng sốt cao kèm theo run và đau bụng, các chỉ số sinh tồn giảm mạnh, nhưng chẩn đoán lâm sàng thì không phát hiện được cơ quan nào của bệnh nhân bị viêm nhiễm tương xứng. Bệnh viện đã tiến hành nuôi cấy định danh vi khuẩn, nhưng không có kết quả.

Ngày 12/9, Bệnh viện tiến hành nuôi cấy định danh vi khuẩn lần 2 cho bệnh nhân, đến ngày (14/9) đã phát hiện ra vi khuẩn Whitmore trong người bệnh nhân. Đây là một trong các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiếm gặp, tỉ lệ tử vong rất cao khi mắc phải.

Ngay sau đó, bệnh nhân Lợi được tiến hành điều trị theo phác đồ và kháng sinh đặc hiệu liều cao, hiện các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đang tiến triển tốt, không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Cứu thành công bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người ảnh 1

Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore qua cơn nguy kịch tiếp tục được theo dõi điều trị (Ảnh: Thanh Chi/Báo Yên Bái).

Trao đổi với VietNamPlus, Thạc sỹ, bác sỹ Chuyên khoa II Nông Văn Hách, Trưởng khoa Nội AB (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái) cho biết từ khi chuyển về cơ sở mới (9/2016) với máy móc, thiết bị hiện đại, đến nay, bệnh viện đã phát hiện 8 ca nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Riêng từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh viện đã phát hiện sáu ca nhiễm bệnh, trong đó bốn trường hợp đã tử vong do phát hiện bệnh quá muộn; một ca chữa trị thành công là bệnh nhân Nguyễn Văn Q (36 tuổi, ở xã Mậu Đông, huyện Văn Yên) và một bệnh nhân (Vi Văn L) đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.

Theo bác sỹ Nông Văn Hách, vi khuẩn Whitmore có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Hiện tại không có vắcxin đặc trị và phương pháp phòng bệnh đặc hiệu nhưng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, nếu phát hiện bệnh sớm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái có thể điều trị thành công với tỷ lệ cao.

Bác sỹ Nông Văn Hách cũng khuyến cáo người dân khi lao động tại các môi trường bùn, đất bẩn cần có bảo hộ lao động thật tốt, tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với bùn đất.

Khi có các triệu chứng như sốt cao, rét run, mệt mỏi, đau nhức các cơ khớp..., người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện có uy tín để được khám và điều trị kịp thời./.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).