Đà Nẵng: Dự án gây ô nhiễm môi trường, dân mòn mỏi đợi sinh kế

Bãi rác Khánh Sơn được nói là di dời nhưng đến nay vẫn chưa quyết định được nguồn vốn rõ ràng cho khu xử lý mới; Chính quyền cũng đòi đóng cửa nhà máy thép vì cho rằng gây ô nhiễm, nhưng đến nay mọi việc vẫn phải “đợi kết quả của các cơ quan” mới cân nhắc tiếp là dân đi hay nhà máy phải di dời.
Người dân ở bãi rác Khánh Sơn - Đà Nẵng nhiều lần chặn xe rác, đối thoại với chính quyền nhưng vẫn chưa có được cuộc sống bình yên bởi ô nhiễm môi trường bủa vây.
Người dân ở bãi rác Khánh Sơn - Đà Nẵng nhiều lần chặn xe rác, đối thoại với chính quyền nhưng vẫn chưa có được cuộc sống bình yên bởi ô nhiễm môi trường bủa vây.

Trong khi đó, người dân đã phải sống mòn mỏi trong ô nhiễm từ 5 đến 20 năm. Họ nhiều lần chặn xe rác, vây nhà máy vì “chịu không nổi”, thế nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có những quyết định dứt khoát để giải quyết vấn nạn này.

Vây nhà máy thép, chặn xe rác chưa hồi kết

Cuối tháng 9 vừa qua, người dân tại bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng tiếp tục chặn xe vào bãi rác; cách đó không xa người dân xã Hoà Liên, huyện Hoà Vang cũng nhiều lần tập trung trước hai nhà máy thép Dana Ý - Dana Úc, yêu cầu chính quyền có câu trả lời về thời gian đóng cửa của hai doanh nghiệp gây ô nhiễm này.

Hơn một năm gần đây, câu chuyện về hai nhà máy thép trở thành điểm nóng của Đà Nẵng. Dù chỉ là nấu và kéo cán thép chứ không phải luyện (cốc) thép, nhưng với hàng trăm hộ dân ở sát vách các nhà máy thì không thể nói là đảm bảo môi trường.

Điều khiến chính quyền Đà Nẵng lâm thế khó xử là cũng từ quyết định hành chính của những người tiền nhiệm, chính quyền của các nhiệm kỳ trước đã quy hoạch, đưa 2 nhà máy này về đây, nhưng không thực hiện mở rộng khu công nghiệp (giai đoạn 2) đúng như quy hoạch, làm hàng trăm hộ dân “mắc kẹt”.

Tuy vậy, việc di dân đến khu tái định cư cũng đã chốt từ trước năm 2017. Thế nhưng chỉ vì kế hoạch triển khai chậm trễ khiến người dân phản ứng quyết liệt.

Sự việc khiến hàng trăm người dân bức xúc và tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã tuyên bố chọn dân và đóng cửa nhà máy. Điều trớ trêu là cả nhà máy lẫn cơ quan quan trắc môi trường đều khẳng định các chỉ số môi trường đạt chuẩn. Nghĩa là không vượt ngưỡng cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Điều này khiến chính quyền không có cơ sở pháp lý để phạt hành chính hoặc buộc 2 nhà máy phải đóng cửa vô điều kiện.

Cho đến tháng 3.2018, Đà Nẵng đưa ra quyết định huỷ bỏ kế hoạch di dời dân và sẽ đóng cửa nhà máy có lộ trình theo chỉ đạo từ Thành ủy. Mọi việc cứ ngỡ đã được ấn định nhưng cuối tháng 9 vừa qua, người dân lại chẳng thấy một quyết định chính thức nào được thực hiện bởi nhà máy vẫn đang hoạt động cầm chừng.

Chính quyền cũng “đuối lý” khi không đủ cơ sở để đóng cửa hoặc đền bù cho 2 nhà máy di dời. Sự dùng dằng này khiến người dân phải tiếp tục chịu đựng.

“Nếu đã không cho chúng tôi đi thì thành phố phải di dời nhà máy theo lời hứa chứ không thể cứ lại tạm hoãn, kéo dài thời gian hoạt động như vậy” - anh Phạm Minh, một người dân tại Hoà Liên chia sẻ.

Cùng thời điểm này, tại bãi rác Khánh Sơn, hàng trăm người dân cũng dựng bạt, chặn xe rác bởi dù đã sống 27 năm ở đây, họ vẫn không thể chịu nổi sự ô nhiễm ngày càng tăng cao.

“Trời nắng thì hôi kiểu trời nắng, trời mưa thì nước rỉ từ bãi rác theo dòng nước chảy ra ngoài. Chúng tôi có những người sống nhờ nhặt phế liệu ở bãi rác nhưng cũng không thể chịu nổi nữa” - ông Nguyễn Chuyên, một người dân tại đây cho hay.

Cả hai vụ việc trên đều không phải lần đầu người dân và chính quyền Đà Nẵng phải ngồi lại đối thoại. Bao nhiêu lần dân chặn xe rác, vây nhà máy là bấy nhiêu lần tổ chức họp dân. Nhiều lần chính quyền TP. Đà Nẵng hứa hẹn xử lý, di dời, rồi sau lại gia hạn hoạt động cho bãi rác, cho nhà máy khiến mâu thuẫn trong người dân tăng cao.

“Chúng tôi đi hay ở đều chấp nhận được nhưng thành phố phải dứt khoát. Không có lần lữa mãi như vậy được” - anh Minh đề nghị.

Tiếp tục chuỗi ngày đợi

Cũng trong cuối tháng 9 vừa qua, trước những bức xúc của người dân tại hai khu vực trên, tại cuộc họp báo thường kỳ của Đà Nẵng, ông Lê Quang Nam - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Đà Nẵng cho biết, Cty Môi trường Đô thị Đà Nẵng đã thừa nhận những sai sót trong quá trình xử lý rác thải. Tuy nhiên, câu trả lời của thành phố vẫn chỉ dừng lại là Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo chấn chỉnh các hoạt động tại bãi rác Khánh Sơn để giảm bớt mùi hôi, phun chế phẩm.

Liên quan đến hai nhà máy thép, ông Nam cho biết: “So với nhiều năm trước đây thì nhà máy đã có nhiều cải thiện, từng bước khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên để khẳng định mọi sự cố gắng này đã đạt được hay chưa thì chúng ta vẫn đang chờ kết quả quan trắc, đánh giá độc lập của Bộ TNMT và Bộ Khoa học Công nghệ. Căn cứ kết quả này, Sở sẽ trình UBND thành phố phê duyệt và có quyết định phù hợp với các quy định đặc biệt là về vấn đề xử lý vi phạm môi trường” - ông Nam cho hay.

Như vậy, sau rất nhiều quyết tâm thể hiện qua những quyết định của thành phố Đà Nẵng, người dân tại bãi rác Khánh Sơn và người dân Hoà Liên vẫn phải tiếp tục đợi và có thể chính quyền sẽ còn nhiều quyết định khác nữa chứ không phải nói một lần rồi xong.

Theo Lao Động
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.