Đại dịch đẩy 120 triệu trẻ em Nam Á rơi vào cảnh đói nghèo

(Ngày Nay) - Theo một báo cáo mới được công bố bởi UNICEF, sẽ có thêm 120 triệu trẻ em ở Nam Á bị đẩy vào tình trạng nghèo đói do dịch COVID-19
Đại dịch đẩy 120 triệu trẻ em Nam Á rơi vào cảnh đói nghèo

Nam Á, nơi có khoảng 1/4 dân số thế giới, đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng số người nhiễm COVID-19 trong những tuần gần đây.

Báo cáo của UNICEF lưu ý rằng dù trẻ em ít bị nhiễm COVID-19, chúng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi suy thoái kinh tế và hậu quả của lệnh cách ly, giãn cách xã hội.

Trong 8 quốc gia được nêu chi tiết trong báo cáo, bao gồm Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh, Maldives và Sri Lanka, ước tính có tới 240 triệu trẻ em đã sống trong cảnh nghèo đói, mà cụ thể là sức khỏe kém, thiếu giáo dục, vệ sinh kém và chất lượng công việc kém.

Đại dịch hiện có thể đẩy thêm 120 triệu trẻ em vượt qua ngưỡng này trong vòng 6 tháng tới.

"Các tác dụng phụ của đại dịch trên khắp Nam Á, bao gồm cả giãn cách xã hội đã gây tổn hại cho trẻ em theo nhiều cách," Jean Gough, Giám đốc khu vực của UNICEF tại Nam Á nói. "Nhưng tác động lâu dài của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với trẻ em sẽ ở một quy mô hoàn toàn khác. Nếu không có hành động khẩn cấp bây giờ, COVID-19 có thể phá hủy hy vọng và tương lai của cả một thế hệ."

Cơ quan trẻ em của Liên Hợp Quốc chỉ ra những rủi ro mà trẻ em Nam Á phải đối mặt khi dịch bệnh lan rộng đó là thất học, thiếu ăn, bị lạm dụng và không được tiêm chủng.

Theo báo cáo, hoạt động tiêm chủng, dinh dưỡng và các dịch vụ y tế quan trọng khác đã bị gián đoạn nghiêm trọng do dịch bệnh, có khả năng đe dọa mạng sống của trẻ nhỏ và các bà mẹ. Và với việc đóng cửa các trường học, báo cáo ước tính rằng hơn 430 triệu trẻ em rơi vào cảnh thất học hoặc thiếu kiến thức.

Dù đã có những hình thức học online, tuy nhiên không ít trẻ em tại các vùng nông thôn vẫn không đủ điều kiện để tiếp cận với internet.

Việc đóng cửa các trường học cũng dẫn đến việc ngừng cách bữa ăn và dinh dưỡng tại trường. Còn tại Ấn Độ và Nepal, hàng trăm trường học trong giai đoạn này đã trở thành các cơ sở cách ly.

Khi đại dịch đang lan rộng nhanh chóng ở khu vực này, tình trạng mất việc làm quy mô lớn và cắt giảm lương đã ảnh hưởng nặng nề đến gia đình và người lao động. Mặc dù UNICEF cho biết một số quốc gia đã phản ứng bằng cách mở rộng các chương trình an sinh xã hội hoặc giới thiệu các chương trình khẩn cấp mới, nhưng vẫn không đi đủ xa.

"Mức độ phản ứng hiện nay là không đủ, và các biện pháp hỗ trợ của nhiều quốc gia không thấm tháp vào đâu", báo cáo của UNICEF chỉ ra.

Một giải pháp khả thi được UNICEF đề xuất là gói phúc lợi trẻ em sẽ đảm bảo rằng phần lớn các hộ gia đình trên khắp Nam Á có thể tiếp cận mức hỗ trợ thu nhập tối thiểu.

"Đưa ra các biện pháp như vậy ngay bây giờ sẽ giúp các quốc gia Nam Á chuyển đổi nhanh hơn từ cuộc khủng hoảng nhân đạo do COVID-19 gây ra sang mô hình phát triển bền vững, mang lại lợi ích lâu dài cho sự thịnh vượng của trẻ em, nền kinh tế và sự gắn kết xã hội", Jean Gough, Giám đốc khu vực Nam Á của UNICEF, cho biết.

Theo CNN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.