Đại gia Hà Thành mạnh tay chi triệu đô 'độ' chiếc đồng hồ cổ

"Vị khách này yêu cầu phủ kim cương lên toàn bộ bề mặt và dây đeo của chiếc đồng hồ. Chính vì thế mà nó mới tiêu tốn của họ một số tiền lớn như vậy".
Đại gia Hà Thành mạnh tay chi triệu đô 'độ' chiếc đồng hồ cổ

Hiếm người dám bỏ ra cả triệu đô chỉ để “độ” lại một chiếc đồng hồ cũ kỹ. Nhưng khi cỗ máy thời gian đó lột xác thành một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân thì giá trị của nó là vô cùng.

Nghìn người đeo, một người chơi

Thời gian thì miễn phí nhưng đồng hồ thì không. Từ xưa đến nay, chiếc đồng hồ đeo tay luôn là một thứ tài sản có giá trị và hơn thế nữa, nó còn đại diện cho tính cách và địa vị của người đeo.

Không có gì để nói về một chiếc đồng hồ thông thường được sản xuất hàng loạt mà ai cũng có thể sở hữu được. Nhưng với một chiếc đồng hồ quý hiếm và đắt tiền, đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Câu chuyện của người chơi trong một cuộc chơi đòi hỏi sự sành sỏi, tinh tế, tỉ mỉ, ham mê cơ khí và không ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo.

Ngay cả một đứa trẻ lên ba cũng biết cách sử dụng đồng hồ. Nhưng để hiểu về những cỗ máy thời gian bé nhỏ ấy, người ta phải mất cả đời dành thời gian và công sức cho nó. Một chiếc đồng hồ càng chính xác và tinh xảo lại càng thách thức kiến thức sâu rộng của người chơi. Đó là lý do vì sao nghìn người đeo mới có một người chơi.

Hầu hết dân chơi đồng hồ đều có một niềm đam mê bất tận với những chiếc đồng hồ máy cơ, vận hành theo nguyên lý cơ khí thuần túy. Những bộ máy tinh xảo với vô số các chi tiết hoạt động ăn khớp nhịp nhàng có thể đo đếm được dòng thời gian vô hình vô hạn luôn là đại diện số một cho sự bền bỉ và chính xác.

Đại gia Hà Thành mạnh tay chi triệu đô 'độ' chiếc đồng hồ cổ ảnh 1

Một chiếc đồng hồ cổ đang được "độ" lại theo phong cách thời thượng

Xưa nay, người chơi đồng hồ cổ thường chỉ thích sưu tầm, trưng bày trong tủ kính, rảnh rỗi lại mang ra lau chùi, ngắm nghía, nâng niu như báu vật. Họ mê mẩn đến mức tôn thờ vẻ đẹp cổ điển nguyên bản của chúng và cho rằng mọi sự can thiệp đều là thô bạo không thể chấp nhận.

Tuy nhiên, một ngày nọ, quan niệm đó bắt đầu bị phá vỡ khi những người đam mê đồng hồ cổ nhận ra rằng họ thích đeo chúng ở trên tay hơn là giấu trong phòng kín, khóa cửa cả tháng trời như đàn bà ở cữ. Nhưng ngoài bộ máy bền bỉ vượt thời gian và chính xác đến hoàn hảo, hình thức của những chiếc đồng hồ cổ thường rất đơn điệu và cũ kỹ, không phù hợp cho việc sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Đỉnh cao là sự khác biệt

Từ đây, ý tưởng hồi sinh cho những chiếc đồng hồ cổ mà mình yêu thích đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho người chơi trong việc “độ” lại chúng bằng cách thay đổi toàn bộ thiết kế bên ngoài chỉ giữ lại phần máy bên trong.

Sự thay đổi này khiến cho những chiếc đồng hồ cổ tưởng chỉ còn giá trị trưng bày, hoài cổ trở nên thời thượng và đầy sức sống. Điều quan trọng nhất khiến người ta mê mẩn thú chơi này chính là ngoài việc thỏa mãn niềm đam mê với đồng hồ cổ, họ còn được thể hiện cái tôi cá nhân của mình trong việc độ lại chúng theo sở thích.

Đại gia Hà Thành mạnh tay chi triệu đô 'độ' chiếc đồng hồ cổ ảnh 2

Để "độ" lại một chiếc đồng hồ cổ có thể khiến người ta tiêu tốn hàng triệu USD

Một vị tổng thống nào đó đã nói: “Muốn biết một người đàn ông, hãy nhìn vào cổ tay của anh ta”. Quả thật, chiếc đồng hồ mang trong nó nhiều giá trị lớn lao hơn là người ta vẫn tưởng. Và để có một chiếc đồng hồ thực sự mang đậm dấu ấn cá nhân, một chiếc đồng hồ độc nhất vô nhị, người chơi sẵn sàng bỏ ra cả núi tiền để làm hài lòng chiếc cổ tay của mình. Thậm chí giá trị của nó thể sánh với vài chiếc siêu xe.

Để nói về đỉnh cao trong thú chơi này phải kể đến chiếc đồng hồ cổ đang được “độ” lại với giá xấp xỉ hàng triệu USD của một đại gia đất Hà Thành. Một nhân viên của công ty vàng bạc đá quý, người đang hoàn thành chiếc đồng hồ theo đơn đặt hàng của vị đại gia bí ẩn kia cho biết: “Chiếc đồng hồ này hoàn toàn được thiết kế theo ý tưởng riêng của khách hàng. Vị khách này yêu cầu phủ kim cương lên toàn bộ bề mặt và dây đeo của chiếc đồng hồ. Chính vì thế mà nó mới tiêu tốn của họ một số tiền lớn như vậy. Điều quan trọng nhất là chiếc đồng hồ sẽ mang đậm dấu ấn cá nhân cũng như đẳng cấp của người đeo nó”.

Theo nhân viên này, để “độ” lại một chiếc đồng hồ cần rất nhiều thời gian. Mỗi người một sở thích cho nên kiểu dáng cũng vô vàn. Với những chiếc đồng hồ yêu cầu thiết kế đơn giản, người chế tác cũng phải mất vài tháng mới hoàn thành. Còn với những thiết kế phức tạp hơn, họ có thể tốn hàng năm trời, thậm chí vài năm mới hoàn thành. Đây là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và không được phép có sai sót nhưng một khi đã đam mê thì khó lòng từ bỏ.

Dương Dung

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.