Đạm Hà Bắc bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục: Chủ nợ lớn nhất là VietinBank?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong báo cáo riêng soát xét bán niên 2021, Đạm Hà Bắc bị kiểm toán “nghi ngờ đánh giá về khả năng hoạt động” liên tục vì nợ quá cao. Và chủ nợ lớn nhất của Đạm Hà Bắc có thể là VietinBank.
Đạm Hà Bắc bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục: Chủ nợ lớn nhất là VietinBank?

Bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

Công ty cổ phần Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc (DHB) vừa công bố báo cáo riêng soát xét bán niên 2021. Điểm đáng chú ý là ý kiến của đơn vị kiểm toán – Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP.HCM (AIS).

AIS đã nhấn mạnh vấn đề nợ và khả năng hoạt động liên tục của DHB. Theo đó, AIS khẳng định tại thời điểm 30/6/2021, tổng số nợ ngắn hạn của DHB lớn hơn tài sản ngắn hạn là gần 5.625 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 5.169 tỷ đồng lớn hơn vốn góp của chủ sở hữu 2.447 tỷ đồng.

“Các nội dung này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Tuy nhiên, báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty được trình bày trên cơ sở giả định hoạt động liên tục vì Ban Tổng giám đốc công ty tin tưởng rằng công ty có thể cân đối được dòng tiền để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của công ty”, AIS cho biết.

Báo cáo riêng soát xét bán niên 2021 của DHB cho thấy hồi cuối quý 2/2021, nợ phải trả tại DHB dù giảm nhưng vẫn là con số rất cao, lên đến 10.278 tỷ đồng trong khi vốn chủ sở hữu là âm 2.447 tỷ đồng.

Âm vốn tại DHB tăng cao khi trong kỳ công ty thua lỗ thêm 409 tỷ đồng dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể từ 1.468 tỷ đồng lên 1.850 tỷ đồng.

Còn theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021, trong 6 tháng đầu năm nay, DHB thua lỗ hơn 414 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số lỗ 693 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Đạm Hà Bắc bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục: Chủ nợ lớn nhất là VietinBank? ảnh 1

Đạm Hà Bắc bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục

Chủ nợ lớn nhất là VietinBank?

Như đã nói ở trên, hồi cuối quý 2, tổng nợ phải trả tại DHB lên đến 10.278 tỷ đồng. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính đạt 6.610 tỷ đồng, chiếm 64,3% tổng nợ phải trả.

Từ trước tới nay, “ngôi vị” chủ nợ lớn nhất của DHB luôn được biết đến là Ngân hàng Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Nhưng gần đây, dường như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) soán ngôi vị này của VDB.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, nợ vay của DHB tại VDB – Chi nhánh Bắc Giang giảm 279 tỷ đồng xuống 3.485 tỷ đồng. Giữa hai đơn vị, không phát sinh tăng nợ vay.

Trong khi đó, dù DHB liên tục thua lỗ và con số âm vốn chủ sở hữu ngày càng phình to, VietinBank vẫn tiếp tục rót vốn cho DHB.

Trong kỳ, DHB phát sinh giảm 491,3 tỷ đồng tại VietinBank nhưng nợ vay lại tăng 536,5 tỷ đồng. Kết quả là, tại thời điểm cuối kỳ, nợ vay ngắn hạn của DHB tại VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang tăng nhẹ lên 2.591 tỷ đồng.

Còn với khoản vay dài hạn, dư nợ cuối kỳ là gần 534 tỷ đồng. Tổng 2 khoản vay này tại VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang là 3.125 tỷ đồng, thấp hơn khoản vay tại VDB một chút.

Tuy nhiên, DHB còn có khoản vay rất lớn trị giá 2.450 tỷ đồng. Khoản vay này được thuyết minh từ VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang và các ngân hàng đồng tài trợ. DHB không nói chính xác số tiền mà VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang chi ra là bao nhiêu trong con số 2.450 tỷ đồng này. Thế nhưng, với việc VietinBank – Chi nhánh Bắc Giang được nêu cụ thể, khả năng cao đơn vị này là chủ nợ chính.

Vì vậy, rất nhiều khả năng VietinBank vượt qua VDB trở thành chủ nợ lớn nhất của DHB.

Đóng cửa phiên giao dịch 5/8, DHB dừng ở mức 5.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 49% so với mệnh giá. Thanh khoản cổ phiếu rất thấp, trong suốt thời gian dài, thỉnh thoảng DHB mới phát sinh giao dịch.

Ở một diễn biến khác, lợi nhuận sau thuế của VietinBank lao dốc vì phải mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý 2/2021 của VietinBank đạt 2.239 tỷ đồng, giảm 1.371 tỷ đồng, tương đương 38% so với quý 2/2020. Chỉ tiêu này cài số lùi khi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh từ 2.207 tỷ đồng lên 9.896 tỷ đồng.

Dự phòng tại VietinBank tăng vọt khi nợ xấu tại ngân hàng này “leo thang”. Hồi cuối quý, nợ xấu đạt 14.477 tỷ đồng, chiếm 1,34% tổng dư nợ tín dụng. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp đôi từ 6.050 tỷ đồng lên 12.294 tỷ đồng.

Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.