Đằm thắm điệu Hát Xoan làng cổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 10 năm xây dựng, đến nay, chương trình “Hát Xoan làng cổ” đã trở thành món ăn tinh thần không thể bỏ qua đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi về với Phú Thọ.
Đằm thắm điệu Hát Xoan làng cổ

Những làn điệu hát Xoan thấm đậm tình đất, tình người Phú Thọ nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung sẽ làm hài lòng đông đảo du khách nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm.

Độc đáo nền văn hóa thời đại Hùng Vương

Hát Xoan Phú Thọ có nguồn gốc từ thời đại Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về các Vua Hùng nên có sức cuốn hút đặc biệt với khách du lịch. Lời hát, ca từ, điệu múa, dụng cụ biểu diễn vô cùng mộc mạc, đơn sơ nhưng nhịp phách, âm điệu rõ ràng, chắc khỏe, đặc biệt là tiếng trống nơi cửa đình như giục giã, thôi thúc, chạm vào tâm thức thành kính nhất của mỗi con người trong không gian và chương trình biểu diễn của “Hát Xoan làng cổ”.

Năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã xây dựng chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với các tour - tuyến du lịch phục vụ các đoàn khách về tham dự Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm. Đây cũng chính là tiền đề để xây dựng sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” trong đời sống cộng đồng.

Đến tháng 4/2018, Sở phối hợp thành phố Việt Trì công bố sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”. Đây là sản phẩm cũng như tour du lịch đầu tiên được tỉnh Phú Thọ xây dựng và kết hợp với các công ty lữ hành triển khai. Theo đó, trong một ngày, du khách sẽ được tham quan Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thực hành các nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tìm hiểu quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta; tham quan Bảo tàng Hùng Vương, tìm hiểu không gian trưng bày về thiên nhiên, lịch sử văn hóa vùng đất Tổ qua các thời kỳ từ sơ sử đến hiện đại; tham quan đình cổ Hùng Lô (ngôi đình 300 năm tuổi nằm bên bờ sông Lô) và làng cổ Hùng Lô với góc chợ quê, nhà cổ, trải nghiệm gói bánh chưng, giã bánh dày truyền thống… Điểm cuối, du khách sẽ được tham quan miếu Lãi Lèn, nơi phát tích của hát Xoan Phú Thọ và được thưởng thức các làn điệu Xoan cổ mượt mà do các nghệ nhân các phường Xoan trình bày.

Chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, nơi phát tích của Hát Xoan và các ngôi đình cổ - là vùng lan tỏa diễn xướng hát Xoan như: Miếu Lãi Lèn, đình Thét, đình An Thái, đình Hùng Lô… Chủ thể của chương trình biểu diễn là các nghệ nhân của 4 phường Xoan gốc gồm: Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái.

Không gian cổ kính, linh thiêng của các ngôi đình, kết hợp với lối biểu diễn thuần thục, nhuần nhuyễn từ tiếng trống phách, lời hát, tay múa, chân đưa của các nghệ nhân và đào - kép Xoan đã toát lên vẻ đẹp của sự uy nghiêm, thành kính mà hồn hậu, mộc mạc, sâu đậm làm du khách không thể nào quên.

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lịch (phường Xoan An Thái, phường Phượng Lâu) cho biết, chương trình "Hát Xoan làng cổ" được tổ chức dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hàng năm nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy cũng như giới thiệu, quảng bá di sản Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Bởi vậy, cả phường Xoan Phượng Lâu luôn cố gắng làm hết sức mình, mang đến những làn điệu Xoan hay và ý nghĩa nhất để phục vụ du khách gần xa hành hương về đất Tổ.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Hát Xoan là di sản thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn bao gồm hát, múa, gõ trống và phách gắn liền với việc thờ cúng Hùng Vương, một tín ngưỡng bắt nguồn từ việc thực hành thờ cúng tổ tiên của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên Chính phủ về Bảo tồn Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hát Xoan Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Ngày 8/12/2017, tại Hội nghị lần thứ 12, Ủy ban liên Chính phủ về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hát Xoan, tỉnh Phú Thọ đã và đang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, đưa di sản hát Xoan Phú Thọ trở thành tài sản vô giá.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết, tỉnh đã triển khai đồng bộ, bài bản các chương trình, dự án bảo tồn hát Xoan. Trong đó, tỉnh xác định rõ việc tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản hát Xoan là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Qua đó, di sản hát Xoan được bảo tồn, phát huy giá trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Phú Thọ xác định, các nghệ nhận hát Xoan chính là những “báu vật nhân văn sống”, là lực lượng nòng cốt trong việc bảo vệ di sản hát Xoan. Bởi vậy, tỉnh đã chủ động triển khai các hoạt động khai thác và bảo hộ nghệ nhân.

Hiện nay, toàn tỉnh đã có hàng trăm nghệ nhân có khả năng truyền dạy, trong đó có nhiều nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú.

Cùng với việc hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng hằng ngày cho nghệ nhân và học viên tham gia các lớp truyền dạy, đào tạo, tỉnh đã hỗ trợ kinh phí cho các phường Xoan gây quỹ hoạt động, tổ chức sinh hoạt, truyền dạy, mua sắm thiết bị… 100% trường học trong tỉnh đã đưa nội dung hát Xoan vào chương trình giáo dục thông qua bộ môn Âm nhạc và chương trình ngoại khóa; khoảng 50% cơ sở giáo dục thành lập Câu lạc bộ hát Xoan cấp trường.

Cùng với đó, trên 100 Câu lạc bộ hát Xoan và Dân ca ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập, duy trì hoạt động, đáp ứng yêu cầu của những người yêu thích hát Xoan, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hát Xoan trong đời sống cộng đồng.

Tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng bảo tồn di sản hát Xoan gắn với phát triển du lịch, khai thác bền vững giá trị của di sản này dựa vào cộng đồng. Hoạt động này góp phần đưa hát Xoan trở thành một nguồn lực, sản phẩm du lịch đặc trưng, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Chương trình “Hát Xoan làng cổ” đã góp phần tuyên truyền, quảng bá sâu rộng Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tới đông đảo du khách trong, ngoài nước. Chương trình góp phần khích lệ người dân và nghệ nhân các phường Xoan gìn giữ, bảo tồn, truyền dạy, để những điệu hát này mãi trường tồn với thời gian và tiếp tục phát huy được những giá trị cao quý của mình trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?