Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình

[Ngày Nay] - Có một sự thật mà khi nghe xong nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng bất ngờ đó là, bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ Sóc Sơn được lập và phê duyệt năm 2008 nhưng phải đến tận 2015 người dân Minh Tân mới biết chuyện. Cũng chẳng phải được công bố rộng rãi gì cả mà đến khi chính quyền tiến hành cắm 400 mốc giới thì người dân nơi đây mới biết đất nhà mình đã nằm trọn trong khu vực rừng phòng hộ.
Người dân Minh Tân mang đơn khiếu nại đi khắp nơi để tìm lại đất cho mình.
Người dân Minh Tân mang đơn khiếu nại đi khắp nơi để tìm lại đất cho mình.

Nhà ở bỗng chốc nằm... giữa rừng

Năm 2015, một buổi trưa nắng rát như bao ngày khác, khi anh Nguyễn Mạnh Hùng đi ra khu vực vườn nhà mình để trồng trọt, dọn dẹp một số cây thời vụ đã cũ để chuẩn bị cho lứa mới thì bất ngờ xuất hiện một đoàn người khá lạ mặt. Nom dáng thì anh Hùng đoán đoàn người đó giống như thể cán bộ địa chất hoặc nghiên cứu thực vật. Thấy đoàn người kia đo đạc bằng máy ngắm và tất cả đều căn cứ theo số liệu từ một bản đồ cầm theo, anh Hùng thấy lạ nên mới chạy ra hỏi chuyện đoàn người kia. Anh Hùng hỏi họ là không biết đoàn cán bộ về đây đo đạc chuyện gì vậy thì một người trong đoàn kia bảo, chúng tôi tiến hành cắm mốc lộ giới của rừng phòng hộ Sóc Sơn.

“Kết luận của Thanh tra Hà Nội cho rằng thôn Minh Tân nằm trong rừng phòng hộ là sai. Người dân định cư ở đây được Đảng và Nhà nước công nhận chứ không phải nhảy dù. Người có trước, rừng có sau. Đất ở, nộp thuế đầy đủ hàng năm. Bản chất thôn Minh Tân là di cư theo diện phát triển kinh tế mới, không phải ngẫu nhiên mà có một lúc mấy trăm ngôi nhà.  “Lúc khai hoang khổ sở thì không được khen ngợi. Thanh tra TP đánh đồng từ cái đúng trở thành sai. Làm không công bằng, người dân và cán bộ thôn cứ nghĩ rằng Thanh tra thành phố sẽ làm đúng. Xã nào sai, thôn nào sai thanh tra chỉ rõ từng khu vực nhưng lại đánh đồng đất ở mấy chục năm thành đất rừng thì người dân không thể chấp nhận. Khi cắm đất rừng người dân không biết, không thông báo cho người dân”. Ông Nguyễn Đình Cường, Trưởng thôn Minh Tân

Lúc đầu, anh Hùng cứ nghĩ rằng, rừng phòng hộ chính là những cánh rừng mà anh cùng bà con Minh Tân đã trồng lên, nhưng rồi khi thấy đoàn người kia mang mốc giới cắm cả vào nhà của mình thì tất cả người trong làng mới tá hoả và dần hiểu chuyện, nhà mình đã nằm trọn trong rừng. Trước tình cảnh này, anh Hùng cùng một số bà con trong thôn mới tất tưởi chạy lên UBND xã Minh Trí để hỏi chuyện vì đoàn cán bộ kia không thông báo cụ thể nội dung công việc của mình. Khi được hỏi về chuyện tại sao lại có việc cắm mốc lộ giới rừng phòng hộ vào cả nhà đang ở thì lúc đó, chính quyền xã Minh Trí trả lời rằng, việc cắm mốc lộ giới này đã có từ lâu và được thực hiện theo bản đồ quy hoạch được phê duyệt năm 2008.

Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình ảnh 1
Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình ảnh 2
Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình ảnh 3
Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình ảnh 4

Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội về vấn đề rừng phòng hộ tại thôn Minh Tân.

Yêu cầu chính quyền xã Minh Trí cho xem bản đồ quy hoạch rừng phòng hộ năm 2008 kia là như thế nào, lúc này anh Hùng và người dân Minh Tân mới ngã ngửa ra khi mà toàn bộ nhà cửa, ao vườn nhà mình đã nằm trọn bên trong. Dù chưa cần ai giải thích nhưng lúc này, nhiều người dân Minh Tân đã hiểu rằng, mình đang từ vị thế người trồng rừng nay trở thành người đi lấn rừng. Xót xa công sức đã trồng lên những cánh rừng bạt ngàn, cán bộ thôn Minh Tân cùng bà con đều không thể ngờ rằng, khoảng rừng xanh mướt giờ đã phủ kín cả vào nơi sinh nhai, trú ngụ của chính mình.

Trước việc đoàn cắm mốc lộ giới đang tiến hành đặt mốc, một số gia đình còn bị cắm cả vào giữa vườn, có những gia đình thì nằm trọn trong rừng phòng hộ, người dân Minh Tân lúc này mới tập trung nhau lại phản đối. Bất ngờ, thậm chí là choáng váng, một số người đã không kìm được cảm xúc đã lao vào không cho đoàn cắn mốc thực hiện công việc. Trước sự phản đối dữ dội của người dân, việc cắm mốc lộ giới phải dừng lại và cũng bắt đầu từ đây, một cuộc trường chinh tìm đất lần thứ hai của người dân Minh Tân bắt đầu.

Không còn là cảnh đùm dúm gạo muối, vác theo cuốc xẻng như trước nữa. Bây giờ, họ cùng dắt tay nhau lên gõ cửa cơ quan chức năng hỏi về việc tại sao đất nhà mình lại nằm trong rừng phòng hộ?

Hy vọng rồi lại thất vọng

Đêm hôm đoàn cắm mốc lộ giới xuất hiện, cả thôn Minh Tân không ngủ. Nhiều người tập trung ở nhà anh Nguyễn Mạnh Hùng, từ trưởng, phó thôn cho đến những bậc cao niên cùng nhau lại để bàn bạc về chuyện tại sao nhà mình lại nằm trong rừng. Chứng kiến từ đầu sự việc và cũng là người liên quan trực tiếp tới việc nhà cửa, vườn tược bị quy hoạch vào rừng phòng hộ, anh Nguyễn Mạnh Hùng, Phó thôn Minh Tân khẳng định: “Bản đồ được phê duyệt vào năm 2008 nhưng toàn bộ người dân Minh Tân hoàn toàn không biết việc này, cũng không có bất cứ thông báo nào cả. Chúng tôi sau đó có lên hỏi chính quyền xã Minh Trí là tại sao việc quy hoạch rừng không thông báo cho dân mà phải đến khi cắm mốc lộ giới chúng tôi mới hay biết thì họ bảo trước đây đã có thông báo cụ thể rồi”.

Dặm trường đội đơn đi tìm đất của chính mình ảnh 5

Bà con Minh Tân nghỉ trưa, chờ được vào làm việc tại Ban tiếp dân của Thành uỷ Hà Nội.

Dù chính quyền xã Minh Trí khẳng định vào thời điểm năm 2008 đã có thông báo cụ thể việc quy hoạch rừng phòng hộ kèm theo bản đồ cụ thể, anh Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Tôi đã 2 khoá làm trưởng thôn, rồi bây giờ làm phó thôn, thời điểm đó, nếu có thông báo chắc chắn tôi phải biết. Bản thân gia đình tôi cũng nằm trong diện bị quy vào rừng phòng hộ nên chắc chắn tôi không thể bao biện hay lấp liếm được. Ở đây, có thể khẳng định việc lập bản đồ rồi phê duyệt, người dân Minh Tân hoàn toàn không hay biết. Tôi chưa nói đến chuyện đúng hay sai nhưng việc lập bản đồ, phê duyệt mà không lấy ý kiến của dân đã là vấn đề cần xem xét lại rồi.

Do chính quyền xã Minh Trí khẳng định, việc phê duyệt rừng phòng hộ là từ phía huyện, người dân Minh Tân lại tiếp tục cùng nhau lên cấp huyện để hỏi. Phải mất rất nhiều thời gian, đơn thư, tài liệu nhiều không xuể thì phía UBND huyện Sóc Sơn mới có câu trả lời cụ thể cho người dân Minh Tân.

Những năm 2016, 2017 và đến cả 2018, phải mất rất nhiều công sức người dân Minh Tân mới được nghe câu trả lời nhưng sau khi nghe xong thì tất cả lại vô cùng thất vọng và phẫn uất. Trả lời câu hỏi của người dân Minh Tân về việc tại sao đất của họ lại nằm trong rừng phòng hộ thì đại diện UBND huyện Sóc Sơn khẳng định rằng, việc lập bản đồ, khảo sát và phê duyệt được thực hiện theo chủ trương đã được phê duyệt và đối với bất cứ diện tích nào nằm trong rừng phòng hộ thì đều không được xây dựng, chuyển nhượng thậm chí là chuyển đổi mục đích… Nghe vậy, người dân Minh Tân hiểu rằng, tài sản của họ đã “mất” và muốn tìm lại được thì phải tiếp tục đi gõ cửa cơ quan chức năng cao hơn.

Đoàn đại diện cho thôn Minh Tân chừng gần 30 người cùng nhau tìm đến Ban tiếp dân của Thành uỷ Hà Nội để khiếu nại sự việc liên quan đến đất cát của mình. Một số lần hụt hẫng vì không chuyển đơn được đến người cần chuyển, kết quả của những chuyến đi đó chỉ là tờ phiếu tiếp nhận đơn thư và sau đó nhiều ngày tháng không có bất cứ động tĩnh gì cả. Một lần đi lên gửi đơn đó, bà con Minh Tân mang theo cả băng rôn kêu cầu rồi tập trung trước cửa Ban tiếp dân của Thành uỷ Hà Nội.

Thấy bà con bức xúc và có nỗi lòng, một cán bộ Công an đã đi ra nói với mọi người rằng, sao không vào bên trong để làm theo trình tự khiếu nại  Anh Hùng và một số người dân Minh Tân cho biết, có vào khu vực tiếp dân nhưng không gặp ai. Nghe vậy, cán bộ Công an kia đã liên lạc với một số người liên quan bên trong Ban tiếp dân và sau đó cả đoàn người dân Minh Tân đã được vào bên trong, có ghế ngồi đàng hoàng để trình bày câu chuyện của mình.

Kết quả của những lần đội đơn cả của cá nhân lẫn tập thể như vậy là phía chính quyền thành phố Hà Nội đã chỉ đạo lập đoàn thanh tra để kiểm tra, rà soát lại toàn bộ những khiếu nại của người dân Minh Tân. Chờ đợi trong lo lắng, đến khi nhận được văn bản phúc đáp trả lời thì người dân Minh Tân lại tiếp tục thất vọng vì đất của họ dường như vẫn chưa thể tìm lại được.

Tiếp tục miệt mài khiếu nại, không chỉ gõ cửa cơ quan chức năng mà người dân Minh Tân còn tìm tới cả những người đã từng đảm nhận chức vụ tại huyện Sóc Sơn, những người nghiên cứu chuyên sâu về rừng phòng hộ để hỏi cặn kẽ vấn đề. Đi hỏi như vậy, người dân Minh Tân muốn chắc chắn cho mình một điều rằng, việc đòi đất của mình là có cơ sở. Và cứ như thế, họ đằng đẵng với những tập đơn thư gửi đi khắp nơi với hy vọng sẽ tìm lại mảnh đất sinh nhai mà cả gia đình mình đã khai sơn, phá thạch từ hơn 30 năm về trước.

Cho đến nay, chính quyền thành phố tiếp tục chỉ đạo và Thanh tra thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc. Tất cả người dân Minh Tân đều mong chờ một bản kết luận hợp tình, hợp lý, ghi nhận công sức khai hoang, lập địa của mình. Nhưng khi nghe xong bản kết luận 2019 thì tất cả người dân Minh Tân lại một lần nữa thất vọng.

Còn tiếp.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).