Vào Chủ nhật tuần trước, người dân địa phương đã phát hiện khoảng 2.400 con chim, thuộc 20 loài thường xuyên di cư, nằm chết dọc theo bờ hồ Sambhar ở bang Rajasthan.
"Những con chim di cư thường bay dọc theo một đường được gọi là Đường bay Trung Á, bao gồm các khu vực như Siberia, Mông Cổ, Iran và Afghanistan", ông Arun Prasad - người đứng đầu cơ quan Bảo tồn rừng của bang Rajasthan, cho biết.
Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ việc. Nhưng có khả năng là nồng độ muối và kiềm cao trong nước đã khiến chim chết hàng loạt, theo ông Ashutosh Arora, một quan chức cấp cao của Cục Chăn nuôi bang.
Khu vực hồ nước mặn Sambhar. Ảnh: CNN |
Các mẫu nước và xác chim đã được gửi để phân tích, theo ông Ashok Sharma, giám đốc chung của Trung tâm chẩn đoán bệnh tiểu bang cho biết. "Tại thời điểm này, chúng tôi nghi ngờ rằng có một số mức độ độc tính và độ mặn cao trong nước uống", ông Sharma nói.
Hồ Sambhar được coi là quá mặn đối với nhiều loài, nhưng các trang web du lịch địa phương nói rằng đây là nơi tụ tập phổ biến của chim hồng hạc, cò, chim nhạn, cá đuối đỏ, cà kheo cánh đen, sâm cầm và vịt mỏ thìa.
Các nhà chức trách bang Rajasthan đã cử một đội thu thập xác chết của chim để đem đi chôn lấp tại một hố đất.
Ông Prasad cho biết hiện tượng chết hàng loạt dường như không phải là do bệnh tật vì những đàn chim này thường xuyên tìm kiếm thức ăn ở những vùng nước và vùng đất ngập nước gần đó.
"Chúng tôi tin rằng đó có thể là do điều kiện thời tiết hoặc nguồn nước bị ô nhiễm", ông Prasad nhận định.