Đàn ông Việt Nam uống rượu bia ở mức cao nhất thế giới

Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới.
Đàn ông Việt Nam uống rượu bia ở mức cao nhất thế giới

Đây là thông tin được đại diện Bộ Y tế đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra cuối tuần qua, tại Hà Nội.

Theo đó, bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, nhu cầu sử dụng rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia. Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và  ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.

Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam giành ngôi "Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%.

Người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.

Các chuyên gia cũng tiếp tục khẳng định tác hại khôn lường của rượu bia: Người dùng không kiểm soát được hành vi, dẫn đến bạo lực, tai nạn giao thông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế, sử dụng rượu bia dù ít vẫn có mối liên quan với nhiều loại ung thư: vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng ...

Tại hội thảo, nội dung liên quan đến đề cấm quảng cáo bia của Bộ Y tế trở thành vấn đề “nóng”. Phía các doanh nghiệp đặt vấn đề: Luật Quảng cáo không cấm quảng cáo bia. Vậy Dự thảo luật đưa nội dung này cấm quảng cáo bia có đúng không?

Lý giải điều này, bà Trần Thị Trang cho biết, Dự thảo Luật hiện nay chỉ đề xuất hạn chế/kiểm soát quảng cáo bia chứ không cấm hoàn toàn quảng cáo bia. Điều này là phù hợp với chủ trương chung của Nhà nước đã đề ra trong Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020.

Theo bà Trang, Luật Quảng cáo không quy định cấm quảng cáo bia thì Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vẫn có thể quy định các biện pháp hạn chế đối với quảng cáo bia vì việc một luật sửa nhiều luật đã được Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng cho rằng, hiện nay chưa có quốc gia nào trên thế giới ban hành Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Phản biện lại vấn đề này, Bộ Y tế cho hay, tên gọi của luật của các quốc gia có thể khác nhau, nhưng mục đích lại giống nhau đó là góp phần giảm tiêu dùng rượu bia ở mức nguy hại và bảo vệ sức khỏe người dân và đều quy định các biện pháp giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại.

Theo Tiền Phong
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.