Theo đó, đàn voi này đã rời khỏi khu bảo tồn sát biên giới Lào-Myanmar- Trung Quốc vào tháng 3 năm 2020, định cư tại một khu vực ở phía bắc, sau đó lại di chuyển về phía bắc vào tháng 4 năm nay. Kể từ đó, chúng đã làm hư hại khoảng 56 ha đất nông nghiệp và gây ra thiệt hại kinh tế trị giá 6,8 triệu nhân dân tệ (1 triệu USD).
Hành trình của đàn voi này đã khiến truyền thông và cộng đồng mạng Trung Quốc sửng sốt. Rất may mắn không có thường dân nào bị thương và đàn voi tiếp tục chuyến di cư của mình trong sự theo sát của các nhà chức trách Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, nhiều khả năng đàn voi này bị lạc trên đường di cư do con đầu đàn thiếu kinh nghiệm. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Voi châu Á đã được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào loài có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 1986.
Sau nhiều năm bảo tồn, hiện có khoảng 300 con voi châu Á ở Trung Quốc, trong đó có 270 con ở Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Tây Song Bản Nạp, cũng là nhà cũ của đàn voi trên.
Các nhà chức trách Trung Quốc dùng máy bay không người lái để theo dõi đường đi của đàn voi. Ảnh: Tân Hoa Xã |
Trong những năm gần đây, voi châu Á ngày càng tiến sát vào các khu dân cư, gây thiệt hại tài sản và thậm chí giết chết dân làng. Chỉ riêng trong năm 2019, 14 người đã bị voi giết ở tỉnh Vân Nam.
Giáo sư Zhang Li từ Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết voi chủ yếu đi du lịch để tìm kiếm các khu vực sinh sống thích hợp, vì môi trường sống của chúng ngày càng bị chia cắt do hoạt động của con người.
Hiện đàn voi chỉ còn cách Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam 50 km. |
“Môi trường sống thích hợp của voi đã giảm 40% trong 20 năm qua. Các khu rừng tự nhiên đã dần bị thay thế bởi các rừng cao su hoặc cây trà", giáo sư Zhang nói.
Hiện tại, chính quyền tỉnh Vân Nam đang tìm cách để dụ đàn voi quay trở về khu bảo tồn, họ đã rải các loại thức ăn ưa thích như mía để dụ chúng quay đầu, cũng như chặn đường bằng xe tải để khiến đàn voi đổi hướng đi.