Theo Bộ GDĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2019 là 886.650, giảm gần 40.000 so với năm ngoái. Mặc dù số thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2019 có giảm tuy nhiên để đạt được số điểm mong muốn, thí sinh vẫn cần phải chuẩn bị thật kỹ trước khi tham dự kỳ thi quan trọng nhất sau 12 năm học tập của mình.
- Nắm vững thời gian thi để dự thi đúng giờ: Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 diễn ra từ ngày 25 – 27/6 với 5 môn thi. Trong đó có 3 môn thi độc lập gồm: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp gồm khoa học tự nhiên (các môn vật lý, hóa học, sinh học) và khoa học xã hội (gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Lịch thi cụ thể diễn ra như sau:
- Chú ý mang thẻ dự thi và chứng minh nhân dân: Trong buổi tới điểm thi để làm thủ tục dự thi kỳ thi THPT Quốc gia 2019, thí sinh phải cẩn thận so sánh, kiểm tra xem có sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng ưu tiên, khu vực ưu tiên không. Nếu có phải báo ngay cho cán bộ của điểm thi để xử lý kịp thời. Các buổi thi tiếp theo, thí sinh cần phải xuất trình chứng minh nhân dân kèm thẻ dự thi THPT Quốc gia 2019 để được vào phòng thi.
- Chuẩn bị dụng cụ để làm bài thi THPT quốc gia 2019 như bút mực/bi bút chì, eke, thước kẻ, tẩy, máy tính cầm tay, Atlat.
- Thông tin ghi trên bài thi phải chính xác! tuyệt đối tránh: Ghi thiếu hoặc sai thông tin trong bài thi: Họ tên/số báo danh/đề thi hay Họ tên/ Tô số báo danh/tô mã đề sai trên phiếu trả lời trắc nghiệm.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Võ Thạnh |
- Khi làm bài thi tổ hợp đối với học sinh lớp 12 phải làm đầy đủ các môn trong bài thi tổ hợp và đảm bảo trong bài thi không có môn nào có điểm thành phần < 1.00 điểm.
- Tuyệt đối không đưa điện thoại di động vào phòng thi (kể cả khi đã tắt nguồn).
- Sử dụng bút khi làm bài thi: Trong 1 bài thi chỉ duy nhất dùng bút có 1 mầu mực không phải mực đỏ. Đối với bài thi trắc nghiệm dùng bút chì tô các ô số báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời trắc nghiệm và chỉ được tô bút chì đen.
- Tô đáp án, mã đề và số báo danh rõ ràng, chính xác để tránh việc bị gán sai đáp án chấm hoặc gán điểm cho người khác.
- Nếu muốn chọn đáp án khác, thí sinh phải tẩy sạch đáp án trước đó. Nếu không tẩy sạch đáp án sai kết hợp tô mờ đáp án mới dẫn đến máy sẽ không nhận diện được đáp án chọn cuối cùng.
- Chiến thuật làm bài chưa hợp lý: Nên đọc lần lượt bài thi, câu nào dễ làm trước, khó làm sau và cuối cùng rà soát lại toàn bộ câu trả lời 1 lần.
- Tâm lý trường thi cần bình tĩnh, tự tin đọc thật kỹ đề bài, tránh tâm lý lo lắng hồi hộp; Trong quá trình làm bài nếu gặp vướng mắc gì cần bình tĩnh để xử lý.
- Khi nhận đề thi, thí sinh phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ, phải báo cáo ngay với cán bộ trong phòng thi, chậm nhất 10 phút sau khi phát đề.
- Có hiệu lệnh hết giờ làm bài, thí sinh phải ngừng làm bài ngay và nhớ ghi rõ số tờ giấy thi khi nộp bài thi tự luận và ký xác nhận vào phiếu thu bài. Thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), phiếu trả lời trắc nghiệm (đối với bài thi trắc nghiệm).
- Thí sinh không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm, chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực màu đỏ).
- Thí sinh cũng cần bảo quản bài thi nguyên vẹn, không để người khác lợi dụng; nếu phát hiện có người xâm hại đến bài thi của mình phải báo cáo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý.
- Thí sinh cũng phải kiểm tra đề thi để đảm bảo có đủ số lượng câu hỏi như đã ghi trong đề và tất cả trang của đề thi ghi cùng một mã đề. Không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Khi hết giờ, các em phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi và ký tên vào hai phiếu thu bài thi.
- Cuối cùng, thí sinh chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng và cho phép ra về. Khi sự việc bất thường xảy ra, thí sinh phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ coi thi.