Đề nghị đưa Lễ hội Dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lễ hội Dinh Thầy Thím ở tỉnh Bình Thuận từ lâu được xem là Lễ hội truyền thống đặc sắc, tiêu biểu không chỉ của cộng đồng người dân địa phương mà còn là di sản văn hóa chung của nhiều tỉnh, thành lân cận ở khu vực phía Nam.
Múa Lân Sư Rồng chào mừng Lễ nghinh thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ mộ Thầy Thím về dinh Thầy Thím. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN
Múa Lân Sư Rồng chào mừng Lễ nghinh thần, rước sắc phong và bằng công nhận di tích từ mộ Thầy Thím về dinh Thầy Thím. Ảnh tư liệu: Nguyễn Thanh/TTXVN

Nhằm bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của lễ hội này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có tờ trình đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định đưa Lễ hội dinh Thầy Thím vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, du lịch văn hóa tâm linh đang có xu hướng ngày càng được du khách quan tâm, Lễ hội dinh Thầy Thím đã trở thành “điểm đến” có sức thu hút du khách. Không chỉ đến dịp Lễ hội mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có hàng nghìn lượt khách đến hành hương kết hợp du lịch. Trong những năm gần đây, lượng du khách đến dinh Thầy Thím ngày càng tăng lên, ước khoảng 600 nghìn khách/năm. Với những giá tri ̣về kiến trúc nghê ̣thuât và tín ngưỡng, tâm linh, dinh Thầy Thím có điểm mạnh trên cả hai phương diện văn hóa vật thể và phi vật thể và cần phải có các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị Lễ hội trong giai đoạn hiện nay.

Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong tỉnh nói chung và Lễ hội dinh Thầy Thím nói riêng; góp phần phục vụ phát triển du lịch và thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương phát triển. Đồng thời góp phần nâng cao ý thức ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của cộng đồng; từ đó làm phong phú kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

Lễ hội văn hóa Dinh Thầy Thím ở xã Tân Tiến, thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) được ra đời, duy trì và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành các tập quán liên quan đến tín ngưỡng thờ Thầy Thím của cộng đồng người dân địa phương hơn 130 năm qua. Thầy Thím là cách gọi thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với hai vợ chồng người đạo sĩ tài đức, giàu lòng nhân ái đã có nhiều công lao cứu giúp người dân nghèo trong cuộc sống. Do không rõ họ tên của vợ chồng người đạo sĩ, nên sau khi họ qua đời, người dân địa phương kính cẩn gọi là Thầy và Thím. Để ghi tạc công ơn đó, các thế hệ ông cha ngày trước đã lập dinh thờ Thầy Thím.

Là một trong năm lễ hội văn hóa tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận chọn và duy trì tổ chức hàng năm để giới thiệu, quảng bá và phát huy giá trị phục vụ phát triển du lịch. Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím thường được tổ chức vào rằm tháng 9 hàng năm. Ngoài các nghi thức truyền thống như: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…Lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian đậm nét xứ biển như: khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co, đánh cờ người…

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.