Đề xuất cách ly xã hội theo nhóm tỉnh thành

12 tỉnh thành có nguy cơ cao lây lan nCoV được yêu cầu cách ly xã hội như trước; nhóm nguy cơ và nguy cơ thấp được nới lỏng nhưng phải đảm bảo an toàn.


Người dân chạy trên cầu Sài Gòn hôm 13/4. Ảnh: Quỳnh Trần.
Người dân chạy trên cầu Sài Gòn hôm 13/4. Ảnh: Quỳnh Trần.

Họp trực tuyến với Chính phủ cùng các tỉnh thành chiều 17/4, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 trình bày dự thảo Chỉ thị 17 về các biện pháp cấp bách. Nội dung do nhóm chuyên viên Bộ Y tế, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ soạn thảo, dự kiến trình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày mai.    

Ngoài 14 nội dung áp dụng trên toàn quốc với tinh thần "chống dịch như chống giặc", theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về hướng dẫn cách ly xã hội từ ngày 1/4, Chỉ thị 17 dự kiến đưa ra các biện pháp cụ thể cho từng nhóm, song chưa xác định thời gian thực hiện.

Đối với 12 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ cao (TP HCM, Hà Nội Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh), người dân được yêu cầu ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực thực phẩm, dược phẩm, hàng hoá và các dịch vụ thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn và làm việc tại cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao...

Người dân bị yêu cầu không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.

Các địa phương cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng; hạn chế giao thông liên tỉnh; sắp xếp giao thông nội tỉnh cho phù hợp; đóng cửa các cơ sở cung ứng hàng, dịch vụ không thiết yếu.

Tại 15 tỉnh thành thuộc nhóm có nguy cơ (Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp), người dân bị hạn chế ra ngoài, không tập trung quá 10 người, khi ra ngoài phải có biện pháp bảo đảm an toàn; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc.

Các địa phương hạn chế vận chuyển hành khách công cộng, vận chuyển liên tỉnh; khuyến cáo hạn chế vận chuyển hành khách nội tỉnh. Các cửa hàng, cơ sở phục vụ dịch vụ không thiết yếu, một số loại hình kinh doanh, lao động tự do trên đường phố phải bị hạn chế hoạt động.

Thẩm quyền quyết định thuộc UBND các tỉnh thành nhưng phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch.

Đối với 36 tỉnh thành còn lại - thuộc nhóm nguy cơ thấp, người dân được khuyến khích không ra khỏi nhà nếu không cần thiết; không tập trung quá 20 người nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu một mét khi tiếp xúc.

Các hình thức vận chuyển hành khách công cộng và liên tỉnh bị hạn chế; khuyến khích không mở cửa hàng phục vụ các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu; có biện pháp phòng tránh lây nhiễm với các hình thức kinh doanh, lao động tự do.

Theo Thứ trưởng Long, tinh thần chỉ thị mới là thực hiện việc cách ly theo 3 mức độ. Cao nhất là yêu cầu, thứ hai là hạn chế và thứ ba là khuyến khích. Đối với nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp có thể áp dụng mức cao hơn theo hướng dẫn nhưng phải đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Ngoài ra, UBND các tỉnh thành có trách nhiệm quy định cụ thể việc thực hiện cách ly xã hội và các biện pháp áp dụng; quyết định công bố các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc công trình phải đình chỉ hoạt động.

Phát biểu tại cuộp họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, dự thảo Chỉ thị 17 để triển khai các giải pháp phòng chống Covid-19 mà Thủ tướng chỉ đạo. "Chỉ thị mới phải rõ ràng để các địa phương thực hiện, không phải thắc mắc nhiều, và quan trọng có thể áp dụng linh động với từng địa bàn", ông Đam nói.        

Hiện, 12 tỉnh thành nhóm nguy cơ cao thực hiện cách ly xã hội đến ngày 22/4; 15 tỉnh thành nhóm có nguy cơ thực hiện Chỉ thị 15 kết hợp Chỉ thị 16 đến ngày 22/4; 36 địa phương còn lại được chủ động giãn cách xã hội nhưng phải nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.  

Theo Vnexpress
Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng 2024 vinh danh Phương Mỹ Chi vì những đóng góp cho văn hóa nghệ thuật
Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng 2024 vinh danh Phương Mỹ Chi vì những đóng góp cho văn hóa nghệ thuật
(Ngày Nay) - Ngày 24/3/2025 lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 diễn ra trang trọng tại Hà Nội, tôn vinh những cá nhân trẻ có thành tích nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ chương trình, ca sĩ Phương Mỹ Chi được trao Giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng, ghi nhận những đóng góp tích cực của cô trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Agribank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất
Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia
(Ngày Nay) - Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
Lòng tin người tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 4 năm
(Ngày Nay) - Báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Conference Board (CB) công bố ngày 25/3 cho thấy lòng tin người tiêu dùng Mỹ đang tiếp tục giảm trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump triển khai thực hiện các chính sách gây xáo trộn nền kinh tế.
Đại tướng Phan Văn Giang: Cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành là hiện thân của sức mạnh Quân đội
Đại tướng Phan Văn Giang: Cán bộ, chiến sĩ tham gia diễu binh, diễu hành là hiện thân của sức mạnh Quân đội
(Ngày Nay) - Sáng 25/3, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).