|
Đông đảo du khách đến triển lãm trong ngày đầu khai mạc. | |
Sinh ra trong gia đình bố mẹ không theo nghệ thuật (bố là cán bộ Viettel, mẹ là giáo viên), nhưng Phạm Hải Nguyên lại là chàng trai có cá tính mạnh. “Người có cá tính sẽ có cả mặt tốt và xấu, nhưng với cá tính của Nguyên mang vào hội hoạ sẽ giúp người khác dễ nhớ tới mình hơn. Triển lãm là những tác phẩm hội hoạ sơn màu acrilic “độc bản”. Qua đó, trước hết là để Hải Nguyên cháu nhìn nhận được sự thay đổi của bản thân trong hội hoạ từ những bức tranh đầu tiên tới những bức tranh hiện tại, qua đó lan toả tinh thần về sự sáng độc đáo, khác biệt trong nghệ thuật” - Chị Ngọc Ánh, mẹ của Hải Nguyên chia sẻ.
|
Hải Nguyên và mẹ - người chắp cánh cho đam mê hội hoạ của em. | |
Phạm Hải Nguyên sinh năm 2012, học sinh lớp 7A7 trường THCS Hoàng Văn Thụ (TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Hải Nguyên yêu thích hội hoạ và tiếng Anh, âm nhạc. Nguyên bắt đầu vẽ từ năm 5 tuổi, đến thời điểm này đã 80 bức tranh trong đó có ¾ số lượng là tranh khổ lớn.
|
Bạn Phương Anh (khiếm thị) và tác giả Hải Nguyên. | |
Vui mừng khi những tác phẩm hội hoạ được triển lãm đầu tay, Phạm Hải Nguyên chia sẻ: Ngay từ cấp 1, trong giờ học vẽ thầy cho xem nhiều bức tranh nổi tiếng. Con thật sự ấn tượng với các bức tranh của hoạ sĩ Picaso. Bắt đầu vẽ.
Đứng trước những câu hỏi “khó”, Hải Nguyên cho biết: “Đã từng có nhiều người bảo tranh con vẽ xấu, vẽ không hiểu gì. Nhưng con lại muốn mọi người khi xem tranh thì nhìn nhận khách quan. Đặc biệt, mọi người phải tôn trọng ý kiến của trẻ con từ những bức tranh đề cao sự sáng tạo, ý kiến cá nhân của tác giả mặc dù trải nghiệm và nhìn nhận về cuộc sống chưa nhiều.
|
Chị Linh (Nam Từ Liêm) ấn tượng với sự phối màu trong bức "Nữ hoàng". | |
Ở lứa tuổi của của mình, cháu thấy các bạn ít vẽ dòng tranh trừu tượng. Nhưng cháu thích dòng tranh này vì khi nhìn tranh trừu tượng, mình phải suy nghĩ rất nhiều. Có những bức cháu vẽ, có người hỏi là vẽ cô gái à, có người lại bảo vẽ bà mẹ ôm con à. Cháu thấy thích khi bức tranh của cháu đem lại nhiều tưởng tượng cho mọi người.
Paolo Piccaso nói: Tôi mất 4 năm để vẽ như Raphael, nhưng mất cả đời để vẽ như đứa trẻ. Cháu mong muốn qua triễn lãm của cháu, mọi người cũng sẽ công nhận khả năng vẽ của các bạn trẻ như cháu” - Phạm Hải Nguyên chia sẻ.
|
Chị Thảo muốn truyền niềm đam mê sắc màu và hội hoạ cho con gái. | |
Đến với triển lãm đầu tay của Hải Nguyên, hoạ sĩ Cao Thanh Sơn, Giảng viên Mỹ thuật Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn, đã từng tham gia nhiều triển lãm lớn trong và ngoài nước và có nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao, nhận xét: Tranh của Hải Nguyên là sự kết hợp của suy nghĩ già dặn và sự ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Tranh của Hải Nguyên thể hiện sự quan sát tỉ mỉ mọi khía cạnh của cuộc sống mà em được tiếp cận, hình dung qua suy nghĩ và con mắt của trẻ, đặc biệt là góc nhìn những điểm nổi bật về con người - điều mà ít bạn trẻ ghi nhận được.
Ngay trong ngày đầu triển lãm, các tác phẩm của hoạ sĩ nhí đã thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu nghệ thuật, không giới hạn về tuổi tác, địa vị, hoàn cảnh. Có thể kể đến nhiều tác phẩm dành cho các bạn trẻ như: “Nữ hoàng”, “Sứ giả hoà bình”, Kiên trì”, “Hoa hướng dương”, “Múa lân”, “Thiên tài toán học”, “Nàng thơ”…
Các tác phẩm dành cho mọi lứa tuổi như: “Võ sĩ Samura”; “Thiện và Ác”, tranh ghép “Quá khứ và Hiện tại”…
Bạn trẻ Phương Anh, một vị khách đặc biệt của triển lãm chia sẻ: “Là sinh viên khiếm thị đang theo học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, yêu nghệ thuật nên em dành nhiều thời gian để đến các triển lãm để thoả mãn đam mê đó. Khi đến triển lãm “Góc nhìn đã chiều”, tận tay sờ các tác phẩm, thật sự em không nghĩ tác giả lại là một cậu bé mới 7 tuổi. Khách quan mà nói, nội dung tranh của tác giả rất rộng, thể hiện thế giới nhân sinh quan đa dạng và đẹp đẽ. Em ấn tượng nhất với bức tranh về một ca sĩ hát nhạc ban đêm. Tranh của Hải Nguyên đã tiếp thêm cho em niềm đam mê nghệ thuật và một góc nhìn rất khác của một sinh viên khiếm thị”.
|
|
Chị Nguyễn Thị Nghệ đến từ Hải Dương lại thật sự ấn tượng với bức tranh ghép “Quá khứ và Hiện tại”. Theo chị Nghệ, khi nhìn bức tranh này, mỗi người sẽ có được góc nhìn riêng của mình. Với chị Nghệ thì đó là kỷ niệm khi nhóm bạn cùng học cấp ba được tụ hội về Hà Nội trong khi cuộc sống hiện tại mỗi người lại sinh sống và làm việc ở một địa phương khác nhau. Có những người ở quá khứ là bạn cùng bàn, còn hiện tại lại là khoảng cách địa lý với hoàn cảnh và công việc khác nhau.
|
Du khách nước ngoài tìm hiểu về ý nghĩa tranh tại triển lãm của Hải Nguyên. | |
Còn với mẹ con chị Hoàng Thu Thảo ở Hoàn Kiếm thì việc tham quan triển lãm trong những ngày nghỉ hè trước khi bước vào năm học mới sẽ giúp con gái chị bồi đắp thêm tình yêu nghệ thuật. Chị cũng hi vọng, qua triển lãm, con gái sẽ có cảm nhận của cá nhân, dám nói lên tiếng nói và thể hiện bản thân, nhất là thế mạnh của mình.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, Phạm Hải Nguyên cho biết: Sau triển lãm, cháu dự định sẽ mang những bức tranh mình vẽ để tặng thầy cô và những người bạn yêu quý. Xa hơn nữa, cháu mong muốn tác phẩm của mình sẽ đến được tay nhiều bạn trẻ, để truyền đi thông điệp: Chỉ cần bạn có đam mê và quyết tâm thì dù bạn là ai, bạn cũng có quyền nói lên tiếng nói của bản thân”.
Triển lãm “Góc nhìn đa chiều” của hoạ sĩ nhí Phạm Hải Nguyên được tổ chức từ ngày 1/8 – 5/8/2024 tại tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Tùng Lâm