Đền Thác Bà đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 30/1 (mùng 9 tháng Giêng), UBND huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà, khai mạc Lễ hội Đền Thác Bà Xuân Quý Mão 2023.
Những nghi thức tại Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đền Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Những nghi thức tại Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đền Thác Bà. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Tại buổi lễ, ông Trần Đình Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia Đền Thác Bà.

Chủ tịch UBND huyện Yên Bình Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh, Đền Thác Bà được công nhận Di tích Quốc gia là vinh dự, niềm tự hào đối với toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình, đặc biệt là cộng đồng các dân tộc cư trú lâu đời ở vùng Thác Bà - sông Chảy. Đây là nguồn động lực to lớn động viên, khích lệ Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Yên Bình và tỉnh Yên Bái nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện.

Cùng với những di sản văn hóa của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã được vinh danh, Di tích Quốc gia Đền Thác Bà thuộc Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Thác Bà sẽ là nguồn bổ sung lớn cho kho tàng di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đa dạng hóa các tiềm năng và các sản phẩm về du lịch trong tỉnh, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương.

Di tích Đền Thác Bà có từ lâu đời, gắn với nghi thức thờ Mẫu - công chúa Minh Đạt, con gái vua Hùng Vương thứ đời thứ 18. Ngược dòng sông Chảy, Người lên khai khẩn đất đai nối dài bờ cõi, dạy dân cày, cấy, phát triển nghề chài lưới, đánh bắt cá tôm, khai hoang lập địa, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc cho miền sơn cước…

Nhớ công ơn đó, muôn dân lập Đền thờ Mẫu mong được phù hộ làm ăn sinh sống, ngày càng phát triển. Mẫu giúp cho tướng quân Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đánh tan giặc Nguyên Mông, đất nước thanh bình giữ yên nền độc lập. Sau khi đánh tan giặc, tướng quân về lễ tạ và tặng mỹ tự cho Đền “Mẫu Nghi Thiên hạ Tối Linh Từ”, vua Trần phong sắc Thục Diệu Minh Đạt Thần Nữ Chi Thần, cho phép nhân dân địa phương xây dựng, tôn tạo Đền thờ Mẫu, là nơi lưu giữ 6 đạo sắc phong qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).