ĐHQG Hà Nội tuyển sinh 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành Đề án tuyển sinh đại học năm 2024. Theo đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có 13 đơn vị tuyển sinh đại học chính quy với 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành, chương trình đào tạo.
ĐHQG Hà Nội tuyển sinh 18.000 chỉ tiêu cho 150 ngành năm 2024

Cụ thể, Trường Đại học Công nghệ (2.960 chỉ tiêu); Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (1.850 chỉ tiêu); Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2.300 chỉ tiêu); Trường Đại học Ngoại ngữ (2.000 chỉ tiêu); Trường Đại học Kinh tế (2.350 chỉ tiêu); Trường Đại học Giáo dục (1.150 chỉ tiêu); Trường Đại học Việt Nhật (450 chỉ tiêu); Trường Đại học Y Dược (640 chỉ tiêu); Trường Đại học Luật (1.150 chỉ tiêu); Trường Quốc tế (1.500 chỉ tiêu); Trường Quản trị và Kinh doanh (500 chỉ tiêu); Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật (950 chỉ tiêu) và Khoa Quốc tế Pháp ngữ (200 chỉ tiêu).

Về phương thức tuyển sinh, Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng bốn phương thức.

Phương thức 1: Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và dự bị đại học, người nước ngoài xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; quy chế, quy định đặc thù của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phương thức 2: Thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Đại học Quốc gia Hà Nội quy định.

Phương thức 3: Thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên.

Phương thức 4: Xét tuyển theo các phương thức khác (sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực; chứng chỉ quốc tế A-Level; SAT; ACT; IELTS…).

Về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ có thông báo cụ thể trên trang thông tin điện tử sau khi có kết quả thi tốt nghiệp.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, ngưỡng đầu vào đạt tối thiểu 80/150 điểm trở lên. Một số ngành khối sức khỏe: Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học, ngưỡng đầu vào đạt tối thiểu 100 điểm. Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đạt tối thiểu 750/1200 điểm.

Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt tối thiểu 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60). Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600. Ngưỡng đầu vào đối với thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36.

Ngưỡng đầu vào đối với xét tuyển kết hợp, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS tối thiểu 5.5 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương, các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác quy định tại Quy chế tuyển sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội và có tổng điểm 2 môn thi còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 14 điểm trong kỳ thi Trung học Phổ thông năm 2024 (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn).

Đối với ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe (Y khoa, Dược học, Răng – Hàm - Mặt) và các ngành đào tạo có cạnh tranh cao, ưu tiên xét tuyển những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IETLS từ 6.5 trở lên kết hợp với các môn chuyên môn (điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển phải đạt tối thiểu 16 điểm). Các tiêu chí cụ thể khác, điều kiện tối thiểu để đăng ký dự tuyển vào từng ngành được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của các đơn vị.

Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý, đối với các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 hoặc từ các nguồn tuyển khác theo yêu cầu riêng của từng ngành, chương trình đào tạo, thí sinh có nguyện vọng theo học các chương trình đào tạo này phải đạt điểm trúng tuyển vào ngành, chương trình đào tạo tương ứng theo tổ hợp xét tuyển và phải đáp ứng điều kiện ngoại ngữ đầu vào theo quy định tại Đề án thành phần.

Điểm đăng ký dự tuyển vào các chương trình đào tạo tài năng, chất lượng cao do các đơn vị quy định nhưng tối thiểu bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển vào ngành, chương trình đào tạo chuẩn tương ứng.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.