Nguồn lương thực thực phẩm chủ yếu của các dân tộc ở Sapa, Lào Cai đều từ sản xuất nông nghiệp, khai thác từ thiên nhiên hay trao đổi hàng hóa. Có thể thấy rằng, núi rừng Sapa là nơi lưu giữ những phong tục tập quán của thời xưa.
Lương thực chủ yếu của những dân tộc ở đây là gạo nếp,ngô, khoai, sắn, cơm tẻ, các loại đậu, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như cơm, xôi, cháo, cơm lam, các loại bánh, ngô bung, …Với nhiều loại gia vị tự nhiên như mắm muối, ớt hành, gừng, lá chanh, tỏi,…và các loại rau tự nhiên trồng lấy và có ở các suối như cá, rau, gà, trứng. Tất cả những thực phẩm do từ những người dân canh tác và khai thác từ trong núi rừng tự nhiên sẵn có, họ đã tạo ra biết bao nhiêu món đa dạng khác nhau.
Tập quán ăn uống những dân tộc Sa Pa vẫn được giữ cho đến ngày nay (Ảnh: Internet)
Đặc biệt ở các dân tộc trên vùng núi Sa Pa còn là nơi có rất nhiều loại rượu quý và hiếm, bổ dưỡng: rượu San Lùng Bát Xát, rượu ngô Bắc Hà, rượu mầm thóc Sa Pa, rượu cẩm, rượu sắn…Nước uống hàng ngày là nước đun sôi, nước lá vối, lá chè và cả nước lã. Thậm chí là cả nước rau, nước cơm. Nguồn nước ngọt, bổ và rất tự nhiên đem lại một cảm giác thú vị và trang nhã.
Bên cạnh những điểm chung thì những dân tộc ở đây cũng có nhiều nét phong tục khác nhau. Người Dao không ăn thịt chó do họ quan niệm Bàn Vương là thủy tổ, đồng thời họ cũng kiêng một số loài: chim, quạ, cóc. Trong những ngày mùng 1 tết hay đám cưới họ không ăn rau xanh. Họ rất thích ăn những món canh đắng từ những loại rau trên rừng hoặc mật đắng. Người Dao chỉ ăn 2 bữa sáng và tối trong một ngày, chỉ những thời điểm mùa vụ làm nương thì mới ăn 3 bữa để có sức khỏe.
Lên núi rừng Sa Pa khám phá những tập quán ăn uống của các dân tộc (Ảnh: Internet)
Trong bữa cơm của người Giáy hàng ngày thường có món xào và canh, nếu có khách thì có thêm món luộc, rán, trong đám cưới thì có thêm món thịt quay, xá xíu, khẩu nhục. Đặc biệt, ở dân tộc Giáy, có một món xôi bảy màu rất thơm và ngon, nổi tiếng gần xa dành cho các dịp lễ. Hơn nữa, khi uống rượu người Giáy không bao giờ uống cạn, hay úp chén xuống bàn, để chén ra chỗ khác vì theo quan niệm của người Giáy đó là hành động không tuân thủ chủ nhà.
Người Tày trong đám tang thường kiêng ăn những món ăn liên quan đến bộ phận cơ thể như nhãn(con người), bún(gân), bánh tro(xương cốt) và sau một năm, những người dân trong gia đình người chết cũng phải kiêng những thứ đó.
Kim Cúc