Di sản Hán Nôm - Thông điệp từ quá khứ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Theo suốt chiều dài lịch sử đất nước, di sản Hán Nôm đã trở thành phương tiện biên chép, lưu giữ ký ức dân tộc; gìn giữ cho muôn đời sau những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo, đậm đà bản sắc Việt.
Di sản Hán Nôm - Thông điệp từ quá khứ ảnh 1

Di sản văn hóa Hán Nôm là những văn bản bằng chữ Hán hoặc Nôm, được viết, chạm, khắc, đục, khảm… trên các chất liệu như giấy, kim loại, đá, gốm, đồng, tre, nứa… Đây là khối di sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, là cây cầu kết nối giữa quá khứ với đương đại.

Di sản Hán Nôm là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam cũng như toàn nhân loại. Lần giở quá khứ, sẽ thấy các văn bản được viết bằng chữ Hán và Nôm đã manh nha xuất hiện từ giai đoạn Bắc thuộc, cách đây hơn một ngàn năm. Hệ thống văn bản Hán Nôm ngày càng trở nên phong phú hơn kể từ sau thời Tự chủ, khi một kỷ nguyên mới trong lịch sử mở ra, đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ, có điều kiện phát triển văn hóa, giáo dục theo khuynh hướng bản sắc dân tộc.

Với nền tảng Hán Nôm đa dạng, nhiều tác phẩm sử ký, văn học đã được các bậc tiền nhân nước Việt sáng tác trong suốt quá trình lịch sử lâu dài, trở thành minh chứng cho tinh thần dựng nước, giữ nước, niềm tự hào trước truyền thống văn hiến lâu đời.

Có thể kể đến những áng văn chương bất hủ như: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyền kỳ tân phả, Vũ trung tùy bút, Truyện Kiều; những bộ sử liệu đồ sộ như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục…; những bộ địa chí khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia như: Dư địa chí, Đại Việt địa dư toàn biên, Hoàng Việt địa dư, Đại Nam nhất thống chí, Việt sử cương giám khảo lược...

Di sản Hán Nôm - Thông điệp từ quá khứ ảnh 2

Các di sản Hán Nôm cho thấy ở mọi thời đại, ông cha ta đều có những thành tựu rực rỡ trong đời sống chính trị - xã hội của đất nước; mỗi lĩnh vực đều đạt được những đỉnh cao đáng tự hào và điều may mắn là tuy trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhiều tác phẩm Hán Nôm trứ danh của các bậc thiên tài nước Việt vẫn còn được lưu truyền.

Vào đầu thế kỷ XX, nền giáo dục khoa cử Nho học cáo chung kéo theo sự sa sút rồi suy tàn của hệ thống văn bản Hán Nôm, Việt Nam bắt đầu chuyển sang sử dụng chính thức hệ thống ký tự La tinh, hay còn được gọi là chữ Quốc ngữ.

Hiện nay, di sản Hán Nôm còn lưu lại trong rất nhiều tài liệu đa dạng về hình thức, kiểu loại như châu bản, mộc bản của triều Nguyễn, các loại văn bản hành chính, sắc phong, gia phả, hoành phi, địa bạ, hương ước sách thuốc, văn cúng, chúc ước, đại tự… được các cơ quan nghiên cứu, lưu trữ lớn ở Trung ương và địa phương bảo quản, có các biện pháp kỹ thuật bảo tồn, gìn giữ. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một thực tế rằng trải qua thời gian, khối văn tịch cổ này ngày càng co lại, có nguy cơ biến mất bất cứ lúc nào, đặc biệt là với những di sản đang được bảo quản tại cộng đồng.

Di sản Hán Nôm - Thông điệp từ quá khứ ảnh 3

Để giữ gìn và phát huy tốt nhất giá trị di sản Hán Nôm, không chỉ dựa vào kế hoạch bảo tồn tổng thể từ phía nhà nước, mà còn cần đưa di sản đến gần hơn với đời sống đương đại thông qua việc nâng cao nhận thức tại cộng đồng, gia tăng cơ hội tương tác giữa di sản với thế hệ trẻ. Nếu công tác trên không được quan tâm đúng mức, những giá trị được coi là tinh hoa văn hóa truyền thống Việt chứa đựng trong kho thư tịch Hán Nôm sẽ dần mai một bởi hiện tại không còn mấy người có thể đọc, hiểu hệ thống chữ viết hiệu này.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm số hóa, qua đó làm nổi bật giá trị của di sản Hán Nôm, lan tỏa những giá trị đó đến với cộng đồng thông qua việc trưng bày, triển lãm, biên soạn, xuất bản ấn phẩm; dựng phim, phóng sự giới thiệu, quảng bá về giá trị độc đáo của di sản Hán Nôm trên truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng…

Để di sản Hán Nôm thật sự phát huy giá trị, phục vụ các hoạt động khác nhau trong đời sống xã hội cần tổ chức khai thác, sử dụng vốn tài liệu Hán Nôm phù hợp, hiệu quả, kết hợp xu hướng chuyển đổi số. Việc phát huy giá trị của tài liệu Hán Nôm cũng chính là phát huy nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng, toàn diện. n

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...