Đi tìm con người thật của William Shakespeare

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Các nghiên cứu về Shakespeare (23/4/1564 - 23/4/1616) với nhiều cấp độ khác nhau đã cố gắng đào sâu để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi về con người của đại văn hào.

Người cùng thời nghĩ gì về văn hào Shakespeare?

Trên con đường đi tới thành công, Shakespeare không tránh khỏi những chỉ trích. Trong cuốn sách Groats-Worth of Witte (1592), nhà viết kịch Anh Robert Greene đã lên án hoạt động biên kịch thời kỳ đầu của Shakespeare, gắn ông với cụm từ “con quạ mới phất”. Dù vậy, theo Giáo sư Stanley Well, “con quạ mới phất” là cụm từ mang tính chất phỉ báng duy nhất về Shakespeare của người cùng thời.

Đi tìm con người thật của William Shakespeare ảnh 1

Chân dung Shakespeare.

Còn phần lớn mọi người thích William Shakespeare. Nhà thơ John Weever đã gọi ông là “Shakespeare ngọt ngào” trong một bài thơ xuất bản năm 1599. Tên ông được nhắc đến một cách ưu ái trong một số bài thơ khen ngợi và trong ba vở kịch của Parnassus trình diễn tại Đại học St John, Cambridge. Họ nói và viết về Shakespeare như một “người thể hiện bản tính nhẹ nhàng”.

Ben Jonson, nhà văn từng là đối thủ của William Shakespeare, viết một bài thơ, đề “Tưởng nhớ người thương của tôi, William Shakespeare và những gì ông để lại cho chúng ta”, tạo ra quan điểm truyền thống với công chúng về Shakespeare như một thiên tài bẩm sinh, có tâm trí và cách cư xử “tỏa sáng rực rỡ” và “ngọt ngào”. Bài thơ được cho là minh chứng cho sự tương phản mà Jonson nhận thấy giữa mình, một người theo chủ nghĩa cổ điển có kỷ luật và uyên bác, khinh miệt sự ngu dốt và hoài nghi của quần chúng và Shakespeare, trung thực, cởi mở, tự do, dũng cảm, và lối xử sự nhẹ nhàng.

Để bổ sung cho sự trung thực và ngay thẳng ấy của Shakespeare, có thể tính đến khả năng “tránh rắc rối với pháp luật” của ông.

Nói đến vẻ ngoài của Shakespeare, Giáo sư Stanley William Wells cho rằng hình ảnh đáng tin cậy nhất là bản khắc của Droeshout, được chứng nhận là giống với người thật bởi những câu thơ in bên dưới; và bức tượng bán thân ở Nhà thờ Holy Trinity. Ngoài ra còn có các bức chân dung của Chandos và Cobbe. Một số đại văn hào đương thời có những nét đặc biệt khiến công chúng nhớ đến. Thomas Nashe (nhà văn Anh) đã mô tả mái tóc của nhà viết kịch Robert Greene là “Một đỉnh dài màu đỏ vui nhộn - giống như chóp của một gác chuông”. Ben Jonson thì thường đi với hình ảnh to lớn một cách đặc biệt. Trong khi đó, không có gì đặc biệt nổi bật đáng lưu ý nào về ngoại hình của Shakespeare. Vẻ ngoài bình thường, thuộc tầng lớp trung lưu, William Shakespeare thường xuyên đến tiệm cắt tóc, cả ở Stratford và ở London, để cắt tóc và tỉa râu gọn gàng.

Nhiều lĩnh vực khác có khả năng tiết lộ thêm về Shakespeare

Chẳng hạn, có thể đánh giá thái độ làm việc của Shakespeare qua tất cả những công việc mà ông từng làm. Đầu sự nghiệp của mình, ông đã viết hai bài thơ tự sự dài “Venus và Adonis” và “The Rape of Lucrece”, xuất bản lần lượt vào năm 1593 và 1594. Ông từng làm diễn viên, tên ông nằm trong danh sách nam diễn viên của “Every Man in his Humor” diễn tại Curtain năm 1598, một trong những diễn viên chính trong “Sejanus” của Jonson năm 1603.

Ông đứng đầu danh sách các diễn viên trong vở kịch “First Folio” năm 1623 của chính mình. Shakespeare cũng đã từng làm quản lý rạp hát trong hai thập kỷ, điều này cho thấy mức độ nhạy bén trong kinh doanh, tính ổn định và sự tận tâm của đại văn hào. Hơn hết, ông còn là một nhà viết kịch, sản xuất trung bình khoảng hai vở kịch mỗi năm trong hơn hai thập kỷ, nhưng việc sáng tác có vẻ dừng lại khoảng năm 1613, ba năm trước khi ông qua đời. Shakespeare là một người đàn ông làm việc chăm chỉ trong phần lớn cuộc đời của mình.

Cũng có thể tìm hiểu về Shakespeare thông qua các vấn đề tài chính, các giao dịch mua và các khoản đầu tư của ông - mức độ, vị trí, thời điểm và mục đích thực hiện chúng. Điều đáng chú ý là dường như Shakespeare đã sống tương đối khiêm tốn ở London và đổ phần lớn nguồn lực tài chính của mình vào bất động sản và đất đai ở quê nhà Stratford-upon-Avon. Từ năm 33 tuổi - chỉ ba năm sau khi thành lập Lord Chamberlain’s Men - ông đã sở hữu New Place, ngôi nhà lớn nhất ở thị trấn Stratford-upon-Avon.

5 năm sau đó, vào năm 1602, ông trả 320 bảng để mua bất động sản Welcombe, một tài sản có diện tích khoảng 107 mẫu Anh - gần bằng toàn bộ khu vực Stratford-upon-Avon (109 mẫu Anh). Khoản đầu tư được biết đến cuối cùng của ông, và lần mua tài sản duy nhất được biết đến của ông ở London, diễn ra vào tháng 3/1613 khi ông cùng với ba cộng sự đồng ý trả 140 bảng Anh cho việc thuê Blackfriars Gatehouse. Những thông tin như vậy có thể giúp đánh giá ưu tiên của đại văn hào, mức độ ông quan tâm đến gia đình, quê hương và địa vị xã hội.

Shakespeare dường như đã sống một cuộc đời được trọng vọng, ông đạt được sự nổi tiếng cá nhân và thành công trên thế giới. Ông đã sống hai cuộc đời khác nhau ở hai thành phố khác nhau. Ở Stratford, Shakespeare là người đàn ông hiền lành, khá giả với bề ngoài đáng kính. Còn khi ở đô thị, ông là một nhà thơ, diễn viên và nhà viết kịch nổi tiếng, thành viên lãnh đạo của nhà hát kịch thành công nhất trong thời đại.

Cũng có một số lời gièm pha rằng bằng chứng duy nhất về Shakespeare tại Stratford cho thấy rằng ông chỉ là một người đàn ông xuất thân khiêm tốn, kết hôn từ khi còn trẻ và gặt hái được thanh công trong linh vực bất động sản. Nhóm người này hoài nghi ông là tác gia vĩ đại có khả năng viết nên được những tác phẩm để đời.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...