Đi tìm hạnh phúc

(Ngày Nay) - Như bao người bình thường khác, những người khuyết tật, nhất là phụ nữ, vẫn khao khát hẹn hò, tìm thấy “một nửa” của mình và có một một mái ấm gia đình. Nhưng với nhiều người trong số họ, con đường đi tới hạnh phúc lứa đôi không hề bằng phẳng.
Hạnh phúc của gia đình Hu Lu (China Daily)
Hạnh phúc của gia đình Hu Lu (China Daily)

1. Đôi lúc khi Tabitha Estrellado gặp gỡ một chàng trai, chàng trai ấy sẽ chìa bàn tay và đợi chờ cô bắt tay. Nhưng Tabitha không thể. Tabitha, 33 tuổi, mắc bệnh loạn dưỡng cơ gây nên tình trạng tê liệt cử động mặt, tay chân. Đó chính là sự bất tiện và khó xử trong một cuộc hẹn hò, nhất là khi các cử chỉ có thể thay nhiều lời muốn nói. Đối với Tabitha – ca sỹ kiêm nhà sáng tác, điều đáng buồn nhất mà bệnh loạn dưỡng cơ mang tới là việc nhiều người không coi cô là một “bạn tình” lãng mạn để hò hẹn, để cưới và sinh con.

Đi tìm hạnh phúc ảnh 1Tabitha kết bạn trong câu lạc bộ đêm (The New York Times)

Thế nhưng Tabitha vẫn say mê cuộc sống về đêm giữa những người xa lạ ở thành phố New York, Mỹ. Một tối gần đây tại câu lạc bộ nhạc rock “Blackthorn 51” ở quận Queens thuộc New York, Tabitha điều khiển xe lăn tới trò chuyện với bè bạn. Khi cảm thấy quá thấp, cô sẽ nâng chiều cao xe lăn ngang tầm với người đối thoại. “Tôi luôn cầu nguyện tìm thấy tình yêu” – Tabitha cười buồn.

Hò hẹn vốn là lời đề nghị chứa đựng rủi ro cảm xúc đối với mọi người và thực sự là thách thức với người khuyết tật. Trong cuộc sống, những người phải dựa vào xe lăn hoặc có khiếm khuyết thể chất thường bắt đầu các cuộc hò hẹn muộn hơn so với người bình thường; tỷ lệ đi tới hôn nhân còn thấp hơn nữa.

Theo nghiên cứu của Philip Cohen – nhà xã hội học ở Đại học Maryland - College Park, tỷ lệ hôn nhân lần đầu tại Mỹ của người trong độ tuổi 18 - 49 là 48,9/1000 người; tỷ lệ này ở nhóm người khuyết tật chỉ là 24,4/1000 người. Khi hẹn hò, những cô gái trẻ khuyết tật cũng giống các phụ nữ cùng tuổi khác ở Mỹ. Họ thích tới các câu lạc bộ khiêu vũ và làm quen với người mới. Thậm chí một số người còn tham gia vào văn hóa “hook-up” của sinh viên Mỹ hiện đại, nôm na là việc yêu không ràng buộc, dựa trên nhu cầu chứ không nhất thiết phải là tình cảm.

Tuy nhiên, những phụ nữ khuyết tật thường dễ bị phân biệt đối xử, bị sỉ nhục, lạm dụng và tổn thương hơn. Từ năm 1992, nghiên cứu về phụ nữ khuyết tật ở Mỹ của chuyên gia Nosek cho thấy những người tham gia khảo sát bị lạm dụng thường liên quan đến khiếm khuyết của họ. Chẳng hạn, một người có thể lấy đi chiếc xe lăn của phụ nữ khuyết tật để cô lập họ. Sự sỉ nhục phụ nữ khuyết tật thường là những lời lẽ bông đùa, giễu cợt về cơ thể hoặc nhằm vào sự khiếm khuyết thể chất, tinh thần của họ.

Tại Mỹ, hàng loạt dịch vụ hò hẹn trực tuyến dành cho người khuyết tật đã nở rộ và phát triển như  DisabilityDating, eHarmony, Math.com…Các dịch vụ kiểu này mang lại niềm tin cho người khuyết tật rằng “dù một phần cơ thể không hoạt động nhưng trái tim tình yêu vẫn luôn đập”.

Tabitha tham gia tích cực ở rất nhiều diễn đàn hò hẹn như Tinder – trang hò hẹn trực tuyến hàng đầu châu Á – với hy vọng tìm được “ý trung nhân”. Tuy nhiên, cô chỉ tìm thấy những người đàn ông muốn sự thân mật về thể xác chứ không cam kết xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Trong mấy tháng, Tabitha bí mật hẹn hò theo văn hóa “hook-up” với một số thanh niên.

Một lần, bạn tình đã vô tình làm cô ngã và bị thương trước giường. Cô buộc phải nói cho bè bạn và gia đình sự thật. Trong khi bè bạn thân tức giận vì cho rằng Tabitha bị lợi dụng thì cha mẹ cô dường như thấu hiểu hoàn cảnh của cô hơn. Tabitha nói :” Mẹ tôi rất vui khi biết rằng tôi muốn thử làm “chuyện ấy” “. Suốt 3 tháng, Tabitha nằm liệt giường. Cô suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của tình yêu. Tabitha ngậm ngùi thừa nhận :”Tôi chỉ muốn thử cảm giác được yêu. Tôi nhận ra một người con trai chỉ thích tôi khi chúng tôi theo văn hóa “hook-up”. Trong thế giới ấy, đàn ông chẳng cần quan tâm tới những chiếc xe lăn”.

Cũng giống như Tabitha, Ally Bruener – diễn viên hài độc thoại, 28 tuổi sống ở thành phố Alexandria, tiểu bang Kentucky, Mỹ – mắc loạn dưỡng teo cơ bẩm sinh. Cô dùng xe lăn để di chuyển, ăn mặc sặc sỡ và kể những câu chuyện cười thu hút khán giả. Ally muốn phá vỡ quan niệm sai lầm rằng mọi người phải đối xử với những người khuyết tật như với trẻ con hoặc như người không cần tình dục. Ally khẳng định :” Tôi vẫn có mọi khát khao cho tương lai như những người phụ nữ cùng tuổi khác”.

Đi tìm hạnh phúc ảnh 2Ally mong được đối xử như người bình thường (The New York Times)

Trong một buổi biểu diễn của Ally, một phụ nữ đứng dậy nói mỉa mai :” Tôi biết bạn đang kể chuyện tiếu lâm về vấn đề…tình dục. Nhưng sẽ thật tuyệt hơn nếu bạn hiểu những gì bạn đang nói”. Sự thực là Ally hiểu điều cô nói. Ally đã làm quen với một số chàng trai qua mạng hẹn hò OkCupid. Bạn trai đầu tiên của cô cách đây 6 năm không thể hiện rõ tình cảm với cô. Cho tới khi gặp gỡ bạn trai hiện nay là Noah thì Ally mới cảm nhận rằng cô được đối xử như một người tình thực thụ.

Khác với Ally và Tabitha, Emilie McCauley - 24 tuổi sống tại Greenville thuộc tiểu bang North Carolina – không sử dụng xe lăn. Điều này khiến những người mới gặp không nghĩ rằng cô mắc bệnh loạn dưỡng cơ. Thế nhưng cô vẫn chịu thương tổn trong thế giới hò hẹn. Năm 2011, Emilie trao đổi số điện thoại cho bạn trai mà cô gặp thông qua một người bạn chung. Những tin nhắn hàng ngày dẫn tới mối quan hệ tình cảm. Nhưng ngay lập tức bạn trai cô trở thành một kẻ bạo hành tình dục, trong khi Emilie không đủ sức khỏe để chống đỡ.

Đi tìm hạnh phúc ảnh 3

Sức khỏe ảnh hưởng tới quan hệ của Emilie (The New York Times)

Sau thời gian khó khăn và sợ hãi để dứt bỏ mối tình cũ, Emilie mới hẹn hò và thiết lập được mối quan hệ khác tích cực hơn với người bạn mà cô đã biết từ 10 năm trước. Chàng trai này muốn tìm hiểu về căn bệnh loạn dưỡng cơ và những điều kiện sức khỏe khác ảnh hưởng tới cơ thể của Emilie, đồng thời giúp đỡ cô cải thiện xúc cảm. Họ thường xuyên đề cập tới hôn nhân, việc lập gia đình và sinh sống trọn đời với nhau. Nhưng sau hơn một năm hẹn hò, những lần vào viện cấp cứu lúc nửa đêm cùng tình trạng sức khỏe không ổn định của Emilie bắt đầu khiến bạn trai cô mệt mỏi. Anh ta nói rằng cảm thấy không thể chăm sóc Emilie nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, mối quan hệ của Emilie chấm dứt. Emilie cho biết cô không muốn tiếp tục những cuộc hẹn hò chớp nhoáng và không hồi kết. Với cô, những người thân thiết trong gia đình hiện đủ để cô cảm thấy được yêu thương.

2. Tiến sỹ Michael Miller, bác sỹ chuyên khoa thần kinh ở Mỹ, cho biết việc chăm sóc một người khuyết tật có thể khiến mối quan hệ trai gái trở nên căng thẳng. Nhiều bậc phụ huynh không muốn con mình kết hôn với người khuyết tật vì lo ngại vấn đề sức khỏe, việc làm, con cái. Thêm vào đó, để có cuộc hôn nhân bền vững, điều quan trọng là phải có sự bình đẳng giữa vợ và chồng.

Chính vì vậy, trên thế giới ngày càng nhiều người khuyết tật có xu hướng kết hôn với một người có khuyết tật khác. Vượt lên những khó khăn đời thường trong cuộc sống hôn nhân và đôi khi cả hiểm nguy tính mạng, khát khao cháy bỏng của nhiều cặp đôi khuyết tật là có những đứa con. Không ít câu chuyện về ước nguyện này đã làm lay động cả thế giới.

Hu Lu – một phụ nữ Trung Quốc – không may mắc phải căn bệnh giòn xương nghiêm trọng, kéo theo dị dạng cột sống, còi xương và nhiều loại bệnh khác. Hu Lu còn mang nhóm máu hiếm rất khó có người trùng hợp. Trong những lần tham gia các hoạt động tình nguyện của cộng đồng người khuyết tật, Hu Lu tình cờ gặp Kay – một thợ cắt tóc sinh năm 1977 bị bại liệt, khuyết tật ở chân nhưng vẫn tự đi lại được. Ấn tượng bởi nghị lực sống của Hu Lu, Kay đã phải lòng và quyết định đi tới hôn nhân với Hu Lu vào năm 2014. Tháng 12/2015, Hu Lu phát hiện có thai.

Ban đầu, cặp vợ chồng rất lo lắng vì các bác sỹ nói rằng đứa trẻ sinh ra có thể mắc bệnh giòn xương do di truyền. Nhưng sau khi làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và kết quả cho thấy xác suất truyền bệnh cho con khá thấp, Hu Lu đã quyết định giữ lại thai nhi.

Suốt thời gian mang thai, Hu Lu phải chịu đựng những cơn đau đớn mỗi ngày càng dữ dội do cột sống bị biến dạng. Việc siêu âm cũng khó khăn hơn những mẹ bầu khác. Thời tiết nóng bức khiến chị luôn trằn trọc, khó ngủ. Mỗi ngày phải trải qua một loạt các xét nghiệm. Đôi khi ăn không nổi, uống nước cũng không thể khiến chị rất đau đớn.Trong thời gian Hu Lu nằm viện, Kay đã luôn ở bên động viên, chăm sóc vợ. Cuối cùng, ở tuần thứ 30 của thai kỳ, Hu Lu sinh hạ bé trai đầu lòng khỏe mạnh. Cuộc sống của vợ chồng Hu Lu giờ đây hạnh phúc bội phần bởi việc sinh con với những người phụ nữ khác vốn đã là cuộc “vượt cạn” đau đớn thì với Hu Lu đó quả là một kỳ tích.

Cách đây 7 năm, Michael Cox (24 tuổi) và Taylor Anderton (20 tuổi) gặp nhau tại ngày hội bơi lội dành cho người khuyết tật ở Mexico (Mỹ). Cặp đôi người Australia cùng mắc hội chứng Down nhanh chóng nảy sinh tình cảm.

Trong một chuyến đi nghỉ tại Mỹ năm 2015, Michael Cox đã cầu hôn Taylor và ngỏ ý muốn sinh con. Trước thế vận hội Trisome Games dành cho người Down ở Ý hồi tháng 5/2016, Michael thổ lộ rằng giành được huy chương vàng là điều tuyệt vời, nhưng với anh, tìm được Taylor – tình yêu đích thực của cuộc đời – mới là điều anh thấy hạnh phúc nhất. “Chúng tôi muốn có 4 đứa con, ba cô con gái và một cậu con trai” - Michael tuyên bố trong chương trình “Câu chuyện Australia” của kênh ABC TV.

Bố mẹ của Michael và Taylor vui mừng khi thấy các con biết hỗ trợ lẫn nhau vượt lên những khiếm khuyết cơ thể để sống vui vẻ, hòa đồng. Nhưng khi biết hai người có dự định muốn sinh con thì họ hết sức lo lắng và sợ hãi bởi khả năng hai người mắc hội chứng Down có con với nhau là rất khó xảy ra và nếu có thể sinh ra đứa trẻ thì có tới 50% khả năng đứa bé cũng mắc hội chứng này. Hơn nữa, theo họ, sẽ rất khó khăn cho đứa trẻ phát triển khi bố mẹ chúng đều mắc hội chứng Down, bởi Michael và Taylor không thể có công việc tốt, không thể lái xe đưa các con đi học hoặc hỗ trợ con thực hiện bài tập về nhà…

Trước ý kiến phản đối của bố mẹ hai bên, cặp đôi Michael và Taylor đồng ý hoãn đám cưới nhưng họ vẫn quyết định giữ nguyên ý muốn sinh con. “Tôi biết rằng việc có con không phải là chuyện dễ dàng, nhưng chúng tôi thực sự muốn trở thành người cha, người mẹ. Taylor và tôi đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để bước vào cuộc sống hôn nhân. Các bậc phụ huynh không nên quá bao bọc con cái, ngay cả khi con họ mắc hội chứng Down”- Michael chia sẻ. Dù còn tranh cãi song mơ ước sinh con của Michael và Taylor đã thắp lên niềm hy vọng, quyết tâm tìm thấy hạnh phúc đích thực cho không ít cặp đôi khuyết tật khác. Theo Yahoo News Australia, video ghi lại hành trình gặp gỡ và trở thành tình nhân của Michael và Taylor trên ABC TVs đã nhận được 13 triệu lượt xem và bình luận toàn cầu. 

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.