Dịch tả lợn châu Phi càn quét 55 tỉnh thành: Có thể ban bố tình trạng khẩn cấp

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xuất hiện ở 55 tỉnh, thành trên cả nước và nguy cơ “phủ” nốt các tỉnh còn lại trong thời gian tới. Dự báo Việt Nam sẽ thiếu thịt lợn trong những tháng cuối năm nay. Với mức độ lây lan như hiện nay, Cục Thú y cho biết, có thể ban bố tình trạng khẩn cấp.
Dịch tả lợn châu Phi càn quét 55 tỉnh thành: Có thể ban bố tình trạng khẩn cấp

Trại chăn nuôi “cơ bản hết lợn”

Bệnh ASF xuất hiện từ đầu tháng 2/2019 (đầu tiên ở Hưng Yên), đến nay đã lan 55 tỉnh, thành trên cả nước và nguy cơ “phủ” 63 địa phương là khó tránh khỏi.

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Chi cục trưởng Chăn nuôi Thú y Hưng Yên cho biết, đến nay dịch “quét” gần như tất cả các xã nuôi lợn trên toàn tỉnh, với số lượng tiêu hủy trên 160.000 con, chiếm gần 30% tổng đàn của Hưng Yên. Các hộ chăn nuôi “cơ bản hết lợn”, còn các trang trại lớn đang ra sức phòng thủ để giữ đàn.

Theo ông Tuấn, gần đây, giá lợn mỗi ngày tăng một giá, hiện khoảng 43.000 đồng/kg, có nơi lên 45.000 đồng/kg, nhưng người dân không còn lợn mà bán. “Mỗi ngày cả tỉnh tiêu hủy 300-500 con, lúc cao điểm lên đến 2.000 con/ngày”- ông Tuấn nói.

Trong tâm trạng khá mệt mỏi về dịch, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nam cho biết, tỉnh đã tiêu hủy 85.000 con trong tổng đàn khoảng 500.000 con lợn, trong khi dịch có mặt 108/116 xã, phường của Hà Nam.

“Mỗi ngày, tỉnh tiêu hủy 600-1.000 con lợn, có lúc 1.500 con/ngày. Lượng lợn tiêu hủy của Hà Nam chưa đến 20%, nhưng với tình hình này, giữ được 50% tổng đàn là khó”- ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, trong tình hình hiện tại, các thôn phải theo dõi sát từng hộ, phát hiện lợn có bệnh phải tiêu hủy ngay, tìm đất để chôn, thực hiện tiêu độc khử trùng, chôn đúng kỹ thuật để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch lây lan.

“Thực tế, việc kiểm soát cũng rất khó, vì virus gây bệnh đã phủ kín các xã, trong khi không có thuốc, không có vaccine. Việc lập chốt cũng không còn ý nghĩa, vì chỗ nào cũng có dịch rồi. Nói thật, dịch cứ kéo dài, anh em thú y cũng như các lực lượng rất mệt mỏi, nhưng phải cố gắng”- ông Hùng chia sẻ.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), đến nay, bệnh ASF đã lan ra tại 3.980 xã, 407 huyện của 55 tỉnh, thành trên cả nước. Địa phương mới nhất xuất hiện dịch là TPHCM.

Đến nay, số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy gần 2,5 triệu con, chiếm trên 7% tổng đàn lợn cả nước.

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Thú y cho biết, virus gây bệnh ASF rất nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị, chưa vaccine phòng bệnh. Trong khi, cả nước còn trên 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi rất cao, thời tiết diễn biến rất phức tạp, tạo điều kiện rất thuận lợi cho virus ASF lây lan, gây bệnh.

Theo ông Đông, nguy cơ bệnh ASF tiếp tục phát sinh và lây lan tại các địa phương rất cao, đặc biệt tại các địa phương thuộc khu vực phía Nam, nhất là thời điểm giao mùa, hệ thống kênh rạch dày đặc, giao thông đường thủy và đường bộ đan xen, khó kiểm soát...

“Mức độ thiệt hại sẽ rất lớn, không chỉ ở mức trên 7% tổng đàn lợn như hiện nay, thậm chí phải đến mức độ công bố tình trạng khẩn cấp”- ông Đông cho biết.

Nhiều trại “ém hàng” chờ giá

Do dịch ASF, sau một thời gian xuống sâu 25.000-30.000 đồng/kg, gần đây, giá lợn hơi ở khu vực phía Bắc tăng dần và hiện khoảng 40.000 đồng/kg, thậm chí có nơi 43.000-45.000 đồng/kg, tăng hơn 10.000 đồng/kg, so với nửa tháng trước.

Theo các chủ trang trại, giá lợn hơi tăng là đương nhiên, vì thực tế nguồn lợn sạch bắt đầu khan dần, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ, do “bão” dịch tả lợn châu Phi đã “quét sạch”, nhiều hộ “treo” chuồng. Nhiều trang trại giữ được đàn hiện nay, đang ém chờ giá lên xuất bán.

Ông Nguyễn Thế Anh, chủ trang trại gần 1.000 con lợn thịt ở xã Yên Dương, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) cho biết, nhìn giá lợn tăng từng ngày, chỉ biết ngậm ngùi, vì lợn to đã bán cắt lỗ, trả tiền cám, trả tiền vay ngân hàng lúc giá 28.000 đồng/kg. “Tính ra từ Tết tới giờ, tôi lỗ hơn 1 tỷ đồng”- ông Thế Anh nói.

Trong khi đó, may mắn hơn nhiều hộ chăn nuôi trong khu vực, ông Đỗ Quốc Gia, chủ trang trại lợn thịt ở thị trấn Văn Giang (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã chủ động giảm đàn từ hơn 500 con lợn thịt, còn khoảng 150 con khi “ngửi” thấy mùi dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm nay.

“Tôi đã chủ động phòng thủ, từ khi có dịch và đến nay vẫn giữ được đàn 150 con. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ xung quanh lợn chết hết. Với đà này, giá lợn chỉ có tăng, và tôi sẽ “ém” thúc lợn tăng lên 1,3-1,4 tạ/con mới xuất bán”- ông Gia nói.

Còn ông Nguyễn Trọng Long, chủ trang trại gần 4.000 đầu lợn ở Thanh Oai (Hà Nội) cũng đang “ngồi trên đống lửa” để giữ đàn lợn, bởi dịch đã bủa vây quanh khu vực trại, với số lượng chết, tiêu hủy tới 70-80%.

Theo ông Long, chỉ riêng tiền thuốc sát trùng, tăng lên mỗi ngày 5-6 triệu đồng, chưa kể tiền cám bã, các thiết bị, dụng cụ để hỗ trợ phòng dịch.

“Giá lợn lên cũng mừng, có thể vớt vát được phần nào. Tôi định xuất bớt để giảm áp lực, nhưng sợ xe chở lợn vào lại gieo rắc thêm mầm bệnh thì chết nữa. Lúc này không khác gì đánh bạc. Đêm hôm trước còn yên ổn đi ngủ, nhưng sáng hôm sau, anh có thể “vỡ mặt” vì đàn lợn lăn ra chết hàng loạt”- ông Long nói.

Lo thiếu thịt lợn cuối năm

Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NNP&TNT) cho biết giá lợn tăng lên là tín hiệu tốt(?), giúp người chăn nuôi bớt thua thiệt, giảm gánh nặng cho ngân sách, cũng như về môi trường.

Theo ông Dương, hiện giá lợn hơi của Việt Nam còn thấp so với những nước xung quanh, như ở Trung Quốc 50.000-52.000 đồng/kg, Campuchia 58.000-60.000 đồng/kg, Thái Lan cũng khoảng 52.000 đồng/kg...

“Giá lợn của Việt Nam sẽ khôi phục, tăng dần và mốc hướng đến 45.000-50.000 đồng/kg. Bởi thực tế, nguồn cung hiện không lớn, trong khi sức mua của người tiêu dùng đang khôi phục”- ông Dương nói.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi nhận định: “Nguồn thịt lợn sẽ thiếu hụt trong năm nay, đặc biệt dịp cuối năm. Việc thiếu hụt không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác. Ngay thị trường rất lớn là Trung Quốc, đàn lợn bị tiêu hủy trên 200 triệu con, chiếm khoảng 30% tổng đàn lợn và sẽ gây ra sự thiếu hụt khoảng 30%”.

Cũng theo lãnh đạo Cục Chăn nuôi, về chính sách giết mổ thịt lợn sạch cấp đông, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã đề xuất hỗ trợ từ điện, thuế… “Chúng tôi kiến nghị, mỗi cân lợn hơi mua vào cấp đông, Nhà nước hỗ trợ 10.000 đồng/kg. Mặt khác, chúng ta vận động, người dân tích trữ thịt sạch cấp đông trong tủ lạnh”- ông Dương nói.

Theo Tiền Phong
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.