Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua

Dưa hấu, hành tím, hành tây... là những nông sản rớt giá mạnh trong vụ mùa năm nay, khiến nông dân các tỉnh miền trung và Đà Lạt lao đao trong vòng 3 tháng qua.
Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua

1. Dưa hấu

Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua - anh 1
Ảnh minh họa.

Đây là mặt hàng luôn xảy ra tình trạng "được mùa mất giá". 3 tháng đầu năm nay, nông dân các tỉnh miền trung khốn đốn với sản phẩm này. Hồi đầu tháng 3, khi vụ dưa vào thu hoạch, thương lái ngưng thu gom khiến giá dưa ở Quảng Ngãi tụt dốc từ 5.000 đồng xuống 500 đồng một kg. Nhiều nông dân ở đây đến vụ thu hoạch sớm nhưng thất vọng với mức giá trên đã bỏ mặc cho trâu bò ăn, còn một số hộ khác thì bán đổ bán tháo.

“Năm nay, gia đình tôi trồng ba sào, thế nhưng lũ ập đến tháng trước gây hư hại hết nửa diện tích. Số còn lại cho thu hoạch 3,5 tấn, gia đình tôi bán tháo chỉ có 2 triệu đồng”, ông Phạm Văn Trung buồn rũ rượi nói.

Không chỉ ông Trung mà nhiều hộ gia đình khác tại khu vực miền trung cũng chỉ bán dưa hấu với giá rất thấp. Bên cạnh đó, nhiều lô hàng còn bị thối và ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh.

Trước diễn biến trên, mới đây nhiều doanh nghiệp, siêu thị vào cuộc khi mua sản phẩm với giá 3.000-4.000 đồng một kg, giúp giảm bớt tắc nghẽn ở cửa khẩu và nâng mức tiêu thụ ở thị trường trong nước. Dẫu vậy, hiện nay, việc quy hoạch diện tích cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm vẫn đang còn nhiều thách thức. Nhiều hộ nông dẫn vẫn đang ồ ạt tái vụ dù chưa nắm chắc đầu ra cho sản phẩm.

2. Hành tây

Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua - anh 2

Cũng chung tình cảnh như dưa hấu, hành tây Đà Lạt hồi tháng 3 cũng ở trong tình trạng ế ẩm và đổ bỏ hàng loạt. Nhiều củ hành thu hoạch vào thời điểm mưa kéo dài khiến củ ẩm ướt nên nhiều lô hàng nhanh chóng bị thối. Thêm vào đó, hàng Trung Quốc ồ ạt vào thị trường Việt lại bảo quản được lâu, dễ kinh doanh buôn bán nên được nhiều thương lái lựa chọn. Chị Hạnh, một tiểu thương chuyên buôn hành cho biết, khi hàng vào vụ, lượng cung lớn nhưng không xuất khẩu sang Campuchia được bởi củ kém chất lượng khó cạnh tranh với hành Trung Quốc. Trước tình cảnh trên, nhiều nông dân tại Đà Lạt bán tháo chỉ 500-1.000 đồng một kg.

Tới nay, sau khi được sự giúp đỡ từ hệ thống siêu thị cũng như những tổ chức tình nguyện, hiện hành tây của nông dân nơi đây được bày bán khắp chợ và siêu thị miền Nam với giá 4.900-8.000 đồng một kg.

3. Củ dền

Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua - anh 3

Ngoài hành tây, củ dền Đà Lạt cũng đang rẻ như cho, thậm chí không có người mua. Cách đây 6 ngày, tại phường 7, Đà Lạt có nhiều vườn củ dền để cỏ mọc um tùm do người trồng ngưng chăm sóc gần nửa tháng nay. Nhiều nhà vườn đã bán nguyên đám cho nhà buôn từ hơn một tháng trước, nhưng vì hiện củ dền giá quá rẻ, nhà buôn đành chịu lỗ không thu hoạch.

Ông Hải, một chủ vườn dền đã quá lứa cho biết: "Nếu chưa bán thì tôi sẽ phá bỏ để trồng thứ khác, nhưng do đã cầm tiền của người ta rồi, giờ gặp tình hình này họ giam đất thì mình đành chịu. Vườn củ dền này đã được gần 4 tháng rồi, lúc giá cao thì chỉ hai tháng rưỡi là thương lái thu hoạch sạnh".

Cuối năm 2014, giá củ dền tại Đà Lạt tăng cao kỷ lục, có lúc lên đến 25.000 đồng một kg, nhưng từ đầu tháng tư tới nay sản phẩm vẫn trong tình trạng ế ẩm, giá còn 500 đồng một kg, mà vẫn rất khó bán.

4. Hành tím

Điểm lại những nông sản khiến nông dân điêu đứng trong 3 tháng qua - anh 4

Đây cũng là nông sản đang khiến nông dân huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng) khóc ròng trong thời gian gần đây.

Nếu trước đây hành tím Sóc Trăng được bán với giá 25.000-30.000 đồng một kg thì nay được các xe đẩy tại các chợ TP HCM bán với giá 15.000 một kg. Tại Sóc Trăng giá chỉ 5.000-7.000 đồng một kg. Với giá hành tím như hiện nay, người trồng cho biết họ chỉ có thể hòa vốn, thậm chí lỗ. Vì vậy, hành tím thu hoạch xong vẫn phải chất đống trong nhà vì người nông dân không bán được.

Theo thống kê của Phòng kinh tế xã Vĩnh Châu thì số lượng hành tím chọ vụ này lên tới 50.000 tấn và hiện vẫn ế ẩm. Mới đây, các hệ thống siêu thị cũng đang ra sức thu gom. Bộ Công Thương cũng đã yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, các doanh nghiệp phân phối lớn triển khai các hoạt động kết nối cung cầu để tiêu thụ mặt hàng hành tím tại thị trường trong nước của tỉnh Sóc Trăng.

Xem thêm:

- Gặp gỡ chàng “thủ lĩnh" của "biệt đội giải cứu dưa hấu"

- “Mỗi trái dưa - Một tấm lòng”: Vấn đề vai trò và trách nhiệm

Theo VNE

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).