Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: cơ hội cho các nhà đầu tư ‘tiền tươi, thóc thật’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Chia sẻ tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam 2022 chiều nay, 23/11, các chuyên gia trong nước và quốc tế cho rằng đây là thời điểm vàng cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
Với chủ đề “Kích hoạt những cơ hội mới”, Diễn đàn thu hút hơn 500 khách tham dự và cùng nhau thảo luận chuyên sâu các cơ hội M&A tại Việt Nam.
Với chủ đề “Kích hoạt những cơ hội mới”, Diễn đàn thu hút hơn 500 khách tham dự và cùng nhau thảo luận chuyên sâu các cơ hội M&A tại Việt Nam.

Báo cáo của Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 cho thấy, bối cảnh thế giới thay đổi hoàn toàn khác trong 1 năm vừa qua. Từ trạng thái "tiền rẻ" tràn ngập trong lưu thông, nhiều nền kinh tế lớn đã và đang phải oằn mình thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt để đối phó với nguy cơ tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, khiến dòng tiền trở nên đắt đỏ.

Nếu năm 2021, dòng vốn đầu tư trực tiếp toàn cầu đã hồi phục mạnh mẽ về ngưỡng trước đại dịch, các thị trường M&A bùng nổ và những giao dịch xuyên biên giới diễn ra mạnh mẽ thì động lực này được dự báo khó có thể duy trì trong năm nay. Tại Báo cáo Đầu tư Thế giới 2022, UNCTAD cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp năm nay có thể đi xuống, trường hợp khá nhất là đi ngang.

Báo cáo mới nhất của công ty phân tích dữ liệu GlobalData, cũng cho thấy, quý III/2022 là quý có hoạt động M&A toàn cầu kém nhất, với giá trị thương vụ giảm 48% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường toàn cầu đã ghi nhận 8.258 thương vụ M&A trị giá 544 tỷ USD, so với 9.605 thương vụ trị giá 1,05 nghìn tỷ USD được ghi nhận trong quý cùng kỳ của năm 2021. Các giao dịch quy mô lớn chậm lại, thị trường M&A trên toàn cầu có thể phải trải qua cuộc suy thoái vào năm tới.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: cơ hội cho các nhà đầu tư ‘tiền tươi, thóc thật’ ảnh 1

Diễn đàn chia thành 2 phiên, phiên 1: Cơ hội M&A trong thị trường đầy biến động; Phiên 2: thiết lập những giá trị mới.

Trong bối cảnh chung đó, thị trường M&A ở Việt Nam cũng rơi vào giai đoạn trầm lắng hơn so với sự sôi động của năm 2020 - 2021.

Theo dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc (370 triệu USD).

Tuy nhiên, tương tự năm 2021, các giao dịch tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành, lĩnh vực chính thu hút nhiều khoản đầu tư gồm: tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD), công nghiệp (800 triệu trưởng giá trị, đạt gần 600 triệu USD, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021.

Các chuyên gia nhận định, thị trường M&A trầm lắng không có nghĩa là sẽ rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong thời gian tới. Có thể một số doanh nghiệp sẽ có những động thái tích cực, phá băng và sớm đưa thị trường trở lại trạng thái sôi động. Hơn nữa, thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.

Thực tế, M&A trong lĩnh vực công nghệ với làn sóng chuyển đổi số, bán lẻ, hàng tiêu dùng vẫn sôi động. Trong khi lĩnh vực bất động sản, năng lượng, tiện ích sẽ sớm sôi động trở lại với sự tham gia ngày càng đông đảo của các doanh nghiệp Việt Nam với vai trò bên mua. Đặc biệt, sẽ có những cơ hội M&A trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, khi có nhiều thương vụ đang trong giai đoạn chuẩn bị nhiều năm nay, sắp đi đến giai đoạn chốt vào năm 2023.

Đáng chú ý, dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân (Private Equity, PE Fund) trên toàn cầu đang trở thành động lực chính thúc đẩy cho thị trường M&A tăng tốc. Theo một báo cáo năm 2022 của Bain & Company, các quỹ đầu tư tư nhân vào châu Á đang ở mức cao kỷ lục là 650 tỷ USD.

Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: cơ hội cho các nhà đầu tư ‘tiền tươi, thóc thật’ ảnh 2
Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: cơ hội cho các nhà đầu tư ‘tiền tươi, thóc thật’ ảnh 3

Tại Diễn đàn, Ban tổ chức vinh danh 10 thương vụ Đầu tư & M&A tiêu biểu năm 2021- 2022.

Ở góc độ tích cực khác, dù kinh tế thế giới đang trong tình trạng bất ổn và nội tại cũng đang phải đối mặt một số vấn đề khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn đang hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch và thể hiện sức chống chịu khá vững vàng trước các tác động bên ngoài nhờ những chủ trương và quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.

Nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của cộng đồng doanh nghiệp trong nước đòi hỏi sự bổ sung mạnh mẽ không chỉ ở phương diện nguồn vốn mà còn là các bí quyết công nghệ mới và kỹ năng quản trị hiện đại. Sự nổi lên của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân trong nước với tư cách là bên mua đang dần trở thành một đối trọng với những “thợ săn M&A” từ bên ngoài biên giới.

Đặc biệt, nhu cầu tìm kiếm sức mạnh cộng hưởng và nguồn vốn để tái cấu trúc, tập trung hơn vào các hoạt động cốt lõi đang bộc lộ rõ ở nhiều doanh nghiệp trong nước mà chỉ thông qua hoạt động M&A mới có thể đáp ứng. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có xu hướng theo đuổi các chuẩn mực cao về môi trường, xã hội và quản trị là điều rất hợp “khẩu vị” chung hiện nay của các nhà đầu tư quốc tế…

Đồng thời, các số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có hàng trăm tỷ đô la Mỹ vẫn đang chực chờ trong các quỹ đầu tư tư nhân trên thế giới, sẵn sàng giải ngân khi có cơ hội vào nhiều lĩnh vực mà Việt Nam đang thể hiện tính hấp dẫn cao.

PE Fund và Venture Capital vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong những tháng đầu năm nay, bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và nợ xấu. Đặc biệt, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2022 được dự báo sẽ chứng kiến mức đầu tư trị giá khoảng 2 tỷ USD, giữ vững phong độ của một “ngôi sao đang lên” về khởi nghiệp trong các nước Đông Nam Á.

Thị trường IPO ở khu vực Đông Nam Á cũng đang được kỳ vọng với tương lai sáng sủa hơn vào năm 2023. Mặc dù định giá hiện tại có thể thấp hơn đối với các công ty công nghệ, nhưng những công ty có nền tảng kinh doanh vững chắc và khả năng chứng minh lợi nhuận sẽ vẫn có thể đạt được định giá thị trường tốt nhất và hưởng lợi từ thị trường vốn toàn cầu.

Những dấu hiệu trên cho thấy thị trường M&A tại Việt Nam được dự báo vẫn sôi động, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư do sức ép về tài chính.

“Dù còn nhiều ẩn số cần giải đáp, nhưng khả năng phục hồi và tăng tốc trở lại với thị trường M&A Việt Nam trong thời gian tới vẫn khá rõ ràng. Là một trong những tâm điểm đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế, thị trường M&A Việt Nam được chờ đợi để “Kích hoạt những cơ hội mới” như chủ đề mà Diễn đàn M&A năm nay đặt ra”, ông Lê Trọng Minh, Tổng biên tập báo Đầu tư, trưởng ban Tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 nhấn mạnh.

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.