Điện và các nguồn năng lượng sạch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thế giới được cung cấp năng lượng chủ yếu từ điện, nhưng vẫn cần nhiều năng lượng sạch hơn, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Một trạm năng lượng mặt trời ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP Photo/Ng Han Guan
Một trạm năng lượng mặt trời ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP Photo/Ng Han Guan

Báo cáo này cho biết thế giới sẽ sản xuất năng lượng dồi dào trong nửa sau thập kỷ này nhờ vào sự gia tăng sản xuất pin và tấm năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch gây nóng lên toàn cầu.

Theo Giám đốc điều hành IEA, Fatih Birol, năng lượng toàn cầu sẽ ngày càng dựa vào các nguồn điện sạch. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra rằng thế giới vẫn chưa thể đạt được mục tiêu giới hạn nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, như đã được quy định trong Hiệp định Paris, do lượng khí thải giảm quá chậm. Dự báo nhu cầu về dầu và khí đốt sẽ đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này, thế giới có thể sẽ đối mặt với mức tăng nhiệt độ lên tới 2,4 độ C.

Trung Quốc, hiện là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới nhưng cũng là nhà sản xuất chính các tấm năng lượng mặt trời và pin, đang dẫn dắt xu hướng năng lượng toàn cầu. Báo cáo cũng cho biết lượng khí thải của Trung Quốc có thể đạt đỉnh vào năm 2025.

Hiện tại, Trung Quốc chiếm một nửa số xe điện trên toàn thế giới. Dự báo đến năm 2030, 70% doanh số bán xe mới ở Trung Quốc sẽ là xe điện. Với việc bổ sung một lượng lớn năng lượng gió và mặt trời, Trung Quốc đang tiến gần hơn đến mục tiêu giải quyết biến đổi khí hậu.

Điện và các nguồn năng lượng sạch ảnh 1
Trạm sạc xe điện tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP Photo/Andy Wong

Báo cáo chỉ ra nếu nhu cầu sử dụng xe điện tiếp tục tăng cao, có khả năng sẽ giảm tới 6 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2030. Theo cơ quan, dựa trên xu hướng và chính sách hiện tại cũng như sự sẵn có của vật liệu, xe điện sẽ chiếm 50% doanh số bán xe toàn cầu vào năm 2030. Tuy nhiên, sự mở rộng năng lượng sạch đang diễn ra song song với sự gia tăng nhu cầu năng lượng, bao gồm cả điện năng sản xuất từ than. Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), cho biết mặc dù có sự tăng trưởng kỷ lục trong lắp đặt và sản xuất năng lượng sạch nhưng lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng.

Nhu cầu điện đang tăng nhanh hơn dự kiến do tiêu thụ của ngành công nghiệp nhẹ, phương tiện điện, hệ thống làm mát và các trung tâm dữ liệu và AI. Việc chuyển đổi hệ thống sưởi ấm, phương tiện và một số ngành công nghiệp sang sử dụng điện dần trở nên rõ ràng.

Việc mở rộng năng lượng gió và mặt trời cùng với sự gia tăng sử dụng xe điện sẽ khiến nhu cầu về than, dầu và khí đốt đạt đỉnh trong thập kỷ này, lượng khí thải carbon cũng sẽ đạt đỉnh và bắt đầu giảm sau đó.

Theo AP News
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).