Ngày lễ còn được biết tới với cái tên “Lễ hội khỏa thân”. Đây là một trong những buổi lễ hội cầu may lớn vào dịp đầu năm ở xứ xở hoa anh đào có tuổi đời lên đến hơn 500 năm và là một trong những dịp lễ kỳ lạ nhất của người Nhật.
Dù mang tên khá nhạy cảm - lễ hội khoả thân - nhưng người tham dự không phải hoàn toàn rút bỏ trang phục. Những người đàn ông chỉ mặc fundoshi – một loại khố có màu vải trắng và đi bít tất.
|
Vào thời điểm diễn ra lễ hội, thời tiết ở Nhật vẫn chìm trong cái lạnh của mùa đông nhưng không làm giảm đi sức nóng và lòng nhiệt huyết của người dân.
Trong vòng gần 500 năm, lễ hội diễn ra vào đúng lúc nửa đêm nhưng từ năm 2010, người ta đã quyết định tổ chức lúc 10 giờ đêm để mọi người có thể sử dụng phương tiện công cộng về nhà sau đó. Nhưng khoan hãy nhắc đến thời điểm kết thúc bởi trước đó cả người tham gia và người chứng kiến sẽ bị cuốn vào không khí ồn ào náo nhiệt đến khó cưỡng.
Lễ hội thu hút gần 10.000 nam giới tới tham dự mỗi năm. Những người đàn ông tham gia lễ hội phải dán mảnh giấy ghi rõ họ tên, số điện thoại, nhóm máu lên bụng phòng trường hợp bất trắc xảy ra.
Trong trang phục mỏng manh, những người đàn ông tập trung trước cửa đền và đua nhau bắt tấm bùa bằng giấy do một vị đạo sỹ ném ra. Nghi lễ này đã xuất hiện từ hơn 500 năm trước. Người Nhật tin rằng, nếu ai bắt được lá bùa này sẽ may mắn cả năm. Tuy nhiên do chất liệu giấy dễ rách nên sau này, lá bùa được thay bằng gậy gỗ dài chừng 20 cm với tên gọi shingi.
Có khoảng 9.000 người sẽ lấp đầy những chỗ trống trước khung cửa sổ cao 4m nơi nhà sư sẽ tung ra hai cây cậy may mắn. Trước đó, họ nhảy vào bể nước lạnh và uống sake để làm nóng cơ thể cũng như tinh thần của mình. Theo truyền thống Nhật Bản, người nào có cơ hội bắt được cây gậy thần, bỏ vào chiếc hộp gỗ (gọi là masu) chứa đầy gạo thì anh ta sẽ được may mắn và hạnh phúc trong 12 tháng tới.
Là một trong những lễ hội thu hút đông đảo người tham gia ở Nhật Bản, trước đây, nhà sư thả lá bùa bằng giấy để cầu chúc cho ai may mắn bắt được nhưng giấy vốn mỏng manh và dễ bị rách khiến người ta quyết định đổi thành một vật bền chắc hơn là những cây gậy gỗ.
Đúng 10 giờ tối, ánh sáng được giảm hẳn nhưng không khí náo động vẫn lan tỏa. Cả đám đông đồng thanh hô to “Wasshoi! Wasshoi” trong khi cố gắng nuôi hy vọng giành được cây gậy quý báu. Chỉ hai người may mắn sẽ chụp lấy được “tấm bùa” của cả năm và nếu có ai giành được nó, những người xung quanh sẽ cố chạm vào người anh ta để hưởng chút may mắn đang lan tỏa.
Sau khi đã tìm được chủ nhân của hai chiếc gậy, mọi người lần lượt trở về trong trật tự. Một số tìm đến các căn lều để trị thương do chen lấn nhưng hầu như không có xô xát bởi người Nhật vốn rất lịch sự và hiền hòa. Lễ hội để lại một truyền thống được thừa hưởng từ nhiều đời của người Nhật Bản và minh chứng cho sự trường tồn đầy sức mạnh của văn hóa trên một quốc gia phát triển.
Tại khuôn khổ ngày hội còn có màn tổ chức bắn pháo hoa và một số hoạt động sôi nổi không kém.